Lập 5 đoàn khảo sát về thi hành Luật đất đai
Trong kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo trung ương có việc thành lập năm đoàn công tác đi khảo sát nắm tình hình tại các địa phương. Năm đoàn công tác này sẽ khảo sát tại 15 tỉnh thành đại diện cho năm khu vực (trung du và miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Hồng, đồng bằng ven biển miền Trung, Tây nguyên, đồng bằng sông Cửu Long), đại diện vùng đô thị, nông thôn và miền núi. Thời gian khảo sát tại địa phương trong tháng 9 và tháng 10-2010.Quản lý đất đai phải vì lợi ích chung, nếu quản lý chặt chẽ nguồn lực thu được từ đất sẽ không ngừng tăng, đặc biệt cần minh bạch thông tin về đất để kiểm soát tình trạng đầu cơ, bảo vệ nghiêm đất trồng trọt. Đó là những kinh nghiệm được đại diện nhiều nước chia sẻ tại hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế nhằm xây dựng hệ thống quản lý đất đai hiện đại tại Việt Nam” do Bộ Tài nguyên - môi trường tổ chức ngày 10-9.
Kết quả của đợt khảo sát phải báo cáo về Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 15/12/2010.
Đối với các địa phương, trước ngày 31/12/2010 phải hoàn thành việc tổng kết và hoàn thiện báo cáo tổng kết về thi hành Luật Đất đai, gửi về Bộ Tài Nguyên và Môi trường để tổng hợp.
Trong tháng 2/2011, Ban chỉ đạo sẽ thông qua báo cáo tổng kết thi hành Luật Đất đai và chỉ đạo việc hoàn thiện báo cáo tổng kết về thi hành Luật Đất đai, trình Thủ tướng trước ngày 31/3/2011.
Bên cạnh việc tổng kết thi hành Luật Đất đai, Ban chỉ đạo còn có nhiệm vụ chỉ đạo việc xây dựng dự án sửa đổi Luật Đất đai năm 2003 theo yêu cầu của Bộ Chính trị và Quốc hội. Cụ thể, Ban chỉ đạo có nhiệm vụ thông qua kế hoạch và tiến độ xây dựng Luật Đất đai sửa đổi do Bộ Tài nguyên và Môi trường lập, chỉ đạo xây dựng nội dung dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, chỉ đạo việc lấy ý kiến từ các bộ, ngành, địa phương và các tổ chức, cá nhân có liên quan...
Luật Đất đai 2003 sau gần 7 năm thực hiện, bên cạnh những kết quả tích cực, đã phát sinh một số nội dung cần phải điều chỉnh như: chính sách giao đất nông nghiệp, thời hạn sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm; cơ chế chính sách tạo quỹ đất của Nhà nước phục vụ các mục tiêu công ích, chính sách xã hội, điều tiết thị trường đất đai và hỗ trợ, tái định cư; việc thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án đầu tư của Nhà nước, của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế...
(Theo Tuổi trẻ)
- 172
- By Admin
- 11/09/2010
- 17