• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Làm sao lấy lại đất đã mất?

Sau đó, một phần đất của gia đình tôi đã bị 16 hộ gia đình lấn chiếm. Trong đó 15 hộ đã thỏa thuận và mua lại diện tích đất mà họ đang ở với mẹ tôi.

Duy chỉ có 1 hộ không chịu thỏa thuận hợp tình hợp lý, họ trả giá rẻ mạt diện tích đất đó. Mẹ tôi đã không đồng ý. Sau những lần thưa kiện không thành, mẹ tôi chỉ biết trông chờ vào những lần hòa giải tiếp theo.

Cán bộ địa chính thị trấn đòi mẹ tôi đưa giấy đỏ về phần đất đó nhưng lúc trước khi mẹ tôi đi đăng ký với cán bộ ấp thì họ không chịu đăng ký vì họ cho rằng đất đã có nhà ở là không đăng ký được. Khi đó cán bộ địa chính thị trấn đã nói rằng: nếu sau này phần đất đó được Nhà nước đền bù thì toàn bộ số tiền sẽ thuộc về mẹ tôi.

Tin vào lời của họ, mẹ tôi đã không đi khiếu kiện nữa. Hiện nay phần đất hộ gia đình đó đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khi được hỏi thì cán bộ địa chính thị trấn nói là đã thông báo trên loa phát thanh thị trấn là công khai việc cấp giấy đỏ cho hộ gia đình kia, nếu không có ai khiếu nại gì thì việc cấp giấy đỏ sẽ được tiến hành. Nhưng gia đình tôi chẳng có hay biết gì cả ngay cả việc mời để ký bổ sung hồ sơ... Cho tôi hỏi phải làm sao để giành lại được đất đã mất?

hong thuy luu thi (hongthuyluuthi3@...)

Trả lời
 


Tranh chấp đất đai trong trường hợp của bạn có tính chất phức tạp do các yếu tố lịch sử và cả thực trạng quản lý đất đai trong nhiều năm trước đây.

Theo thông tin bạn cung cấp, nếu mẹ bạn vẫn còn giữ một trong các loại giấy tờ thừa kế hay tặng cho từ thời ông bà bạn cùng với các biên lai hay một loại giấy tờ nào đó tương đương thì sẽ có cơ sở để chứng minh việc mẹ bạn đã có quyền sử dụng mảnh đất đó và đã đóng tiền sử dụng đất hằng năm vào thời điểm trước khi bị hộ gia đình đó lấn chiếm.

Tuy nhiên, trong thư bạn không nói rõ việc mẹ bạn xin cấp sổ đỏ cho miếng đất đó nhưng không được cấp là vào thời điểm nào. Và những lần thưa kiện và hòa giải giữa mẹ bạn và hộ gia đình đó có văn bản nào thể hiện điều đó hay không.

Việc cần làm bây giờ là gia đình bạn phải chứng minh được rằng mảnh đất đó thực tế đang bị tranh chấp (tất nhiên là phải có bằng chứng cho việc này) thì bạn mới chứng minh được có hay không việc làm sai trái trong việc xác nhận mảnh đất được sử dụng ổn định từ năm 1979 của cán bộ địa chính.

Nếu chứng minh được những điều trên thì theo quy định tại Điều 136 Luật đất đai 2003 được sửa đổi, bổ sung năm 2009, gia đình bạn có quyền khiếu nại lên chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (nếu các bên không hòa giải được).

Nếu các bên không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu thì có quyền khiếu nại đến chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết, quyết định của chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là quyết định cuối cùng.

Từ những phân tích trên, bạn xem xét mọi vấn đề để có quyết định đúng đắn nhé!

Trân trọng,

Luật sư Lê Thị Hoài Giang
  • 358
  • By Admin
  • 02/01/2013
  • 17