• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Làm sao hợp thức hóa nhà khi Việt Kiều nhờ em vợ đứng tên

Sau đó nhiều người gặp tôi và nói tôi không sợ em vợ lấy nhà của tôi hay sao mà nhờ em vợ đứng tên, bây giờ thì chưa nhưng sau này có bảo đảm là nó không đụng đến căn nhà của tôi hay không? Nghe vậy tôi cũng thấy chột dạ, vì vậy kính mong VP luật sư cho tôi ý kiến để có thể giữ được căn nhà mà không bị tranh chấp. Chân thành cảm ơn!

Trả lời

Việc bạn nhờ người khác đứng tên để xác lập quyền sở hữu nhà ở trong trường hợp này là không đúng với bản chất của giao dịch và bị xem là vô hiệu vì đã vi phạm điều cấm của pháp luật, theo đó bạn có thể sẽ gặp phải nhiều rủi ro trong tương lai nếu bên đứng tên giùm không thực hiện hoặc vi phạm các cam kết như đã thỏa thuận.

Theo kinh nghiệm của chúng tôi, để hạn chế tối đa các tranh chấp có thể xảy ra; Nếu bạn thuộc đối tượng và đáp ứng các điều kiện sở hữu nhà ở tại Việt Nam, chúng tôi khuyên bạn nên thỏa thuận với em vợ bạn để tiến hành giao dịch tặng cho hoặc chuyển nhượng lại căn nhà cho bạn. Quy định về đối tượng và điều kiện sở hữu nhà tại Việt Nam như sau:

1. Điều 1, Luật số 34/2009/QH12 ngày 18/06/2009 của Quốc hội ban hành về sửa đổi, bổ sung Điều 126 của Luật Nhà ở và Điều 121 của Luật Đất đai quy định người Việt Nam định cư nước ngoài (“Việt kiều”) nếu được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên, thì có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Các đối tượng này gồm:

- Người có quốc tịch Việt Nam;

- Người gốc Việt Nam thuộc diện người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư; người có công đóng góp cho đất nước; nhà khoa học, nhà văn hoá, người có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức của Việt Nam có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam; người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước.

2. Để chứng minh đối tượng, điều kiện cư trú tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định tại Điều 66 và Điều 67 Nghị định 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở, bạn cần chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu sau đây:

- Đối với người có quốc tịch Việt Nam thì phải có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị; Sổ tạm trú hoặc giấy tờ xác nhận về việc đăng ký tạm trú tại địa phương;

- Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài thì phải có Thẻ tạm trú hoặc có dấu chứng nhận tạm trú đóng vào hộ chiếu với thời hạn được tạm trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên và giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam.

Trong trường hợp bạn không đáp ứng đủ điều kiện sở hữu nhà ở, nhưng giao dịch do bạn tiến hành tuân thủ các quy định của pháp luật, thì bạn vẫn có quyền hưởng giá trị căn nhà theo quy định tại Khoản 2, Điều 19, Thông tư 16/2010/TT-BXD ngày 01/09/2010 của Bộ Xây Dựng về việc hướng dẫn quy định của Nghị định 71/2010/NĐ-CP ngày 23/06/2010 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn Luật nhà ở.

Công ty Luật Thiên Bình
(Theo landtoday)

  • 155
  • By Admin
  • 27/05/2011
  • 17