• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Làm sao để hợp thức hóa nhà đất nằm trên 2 sổ

Sau đó chủ đất đã bán 1 phần đất của sổ đỏ 350m2 cho 2 người khác và đã sang tên cho 2 người này nhưng  làm giấy tay cam kết về quyền sở hữu của mỗi bên trong sổ đỏ này như sau:

+ 2 người kia: 160m2

+ Tôi: 27,6m2 (3x9,2m)

+ Chủ đất: phần còn lại.

Phần đất của tôi bên sổ 200m2 là 23m2 (2,5x9,2m)

Hiện khu đất này là đất thổ cư nhưng nằm trong khu quy hoạch treo. Vậy khi Nhà nước cho hợp thức hóa nhà thì nhà của tôi có hợp thức hóa để cấp sổ hồng được không? Thủ tục thực hiện có khó khăn gì hay không?

Trả lời

Về việc cấp giấy chứng nhận chủ quyền nhà đất

Do thư trình bày không cho biết thời gian cụ thể của việc sang nhượng nhà đất, nên luật sư trình bày một số trường hợp mà pháp luật đã quy định để ông/bà tham khảo.

Theo thư trình bày thì thửa đất của ông/ bà đang sử dụng đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng do chủ cũ đứng tên. Do đó, căn cứ điều 11 Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ, thì đối với trường hợp chuyển nhượng đất trước ngày 1/7/2004, khi chuyển nhượng hai bên có lập văn bản sang nhượng có chữ ký của bên bán (không cần có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền), ông/bà và chủ cũ không cần thực hiện thủ tục chuyển nhượng tại phòng công chứng.

Thay vào đó, ông/bà lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật. Nếu ông /bà nhận chuyển nhượng sau ngày 1/7/2004, hai bên buộc phải thực hiện thủ tục chuyển nhượng lại tại phòng công chứng.

Khi ông/bà thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận, thì chủ cũ phải nộp cho cơ quan có thẩm quyền giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của chủ cũ để nơi đây chỉnh lý giấy chứng nhận có phần đất mà chủ cũ đã bán cho ông/ bà.

Trong trường hợp chủ cũ không nộp, thì cơ quan có thẩm quyền sẽ làm thủ tục thông báo cho chủ cũ biết về việc chỉnh lý giấy chứng nhận của chủ cũ theo quy định tại khoản 2, điều 11 Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007.

Về điều kiện quy hoạch liên quan đến việc công nhận chủ quyền nhà đất.

Khi xem xét cấp giấy chứng nhận, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xem xét các yếu tố liên quan đến thời điểm xây dựng nhà, xây dựng có giấy phép hay không, các loại giấy tờ hợp lệ liên quan đến việc tạo lập nhà, nhà xây dựng trước hay sau thời điểm công bố quy hoạch, căn nhà có phù hợp với quy hoạch hay không... để xem xét giải quyết cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho ông/bà.

Việc xem xét các yếu tố nêu trên sẽ được căn cứ trên các giấy tờ pháp lý liên quan đến việc tạo lập nhà đất do ông bà cung cấp.

Luật sư Phạm Đình Sơn
(Theo TTO)

  • 175
  • By Admin
  • 23/07/2012
  • 17