Làm sao chia đất khi không thể tách thửa?
Do đó khi xin cấp giấy chứng nhận và chuyển mục đích sử dụng thành đất ở, UBND quận chỉ công nhận lô đất ở không nằm trong quy hoạch, diện tích 64m2 (chiều dài 22m, chiều ngang mặt trước khoảng 3,7m, mặt sau khoảng 2,7m). Phần đất thuộc quy hoạch mở đường (200m2) vẫn ghi trên giấy chứng nhận là đất ruộng và thuộc quyền sở hữu của tôi, nhưng phải giao cho Nhà nước và được đền bù khi có quyết định mở đường.Lô đất này ba mẹ tôi dự định cho tôi và em trai tôi, nhưng do vấn đề trên nên hiện tại lô đất trên chỉ một mình tôi đứng tên trên giấy chứng nhận.
Xin hỏi chúng tôi có được cấp giấy chứng nhận tách đôi lô đất trên không? Nếu được, xin hướng dẫn thủ tục hoặc phải liên hệ với cơ quan nào để đề nghị chia đất? Thu Ngọc (pttngoc@...)
Trả lời
Theo điểm b khoản 2 điều 3 quyết định 19/2009/QĐ-UBND của UBND Tp.HCM quy định về diện tích đất tối thiểu sau khi tách thửa thì trường hợp thửa đất nông nghiệp thuộc khu vực phải thu hồi theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt và công bố để chuyển sang mục đích phi nông nghiệp thì không được tách thửa.Cũng xin nói thêm, xét về diện tích, theo điểm b khoản 1 điều 3, đối với khu vực quận Bình Tân thì thửa đất được tách và thửa đất còn lại phải có diện tích tối thiểu là 50m2 và chiều rộng mặt tiền không nhỏ hơn 4m.
Từ các quy định mà tôi vừa nêu thì bạn không thể xin tách thửa lô đất của bạn.
Trường hợp bạn muốn em bạn cùng đứng tên trên giấy chứng nhận của lô đất lớn, bạn có thể làm hợp đồng để tặng một phần đất (sử dụng chung, không tách thửa) cho em bạn và được công chứng chứng nhận. Sau đó, bạn sẽ nộp hồ sơ xin cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất để được cấp chung một giấy chứng nhận mang tên của cả hai người (khoản 3 điều 4 thông tư 17/2009/TT-BTNMT).
Khi đó giấy chứng nhận sẽ được cấp cho từng người sau khi đã xác định được quyền sử dụng đất của từng người. Trên mỗi giấy chứng nhận sẽ được ghi thông tin của người được cấp và ghi “cùng sử dụng đất với người khác”.
Việc tặng, cho bất động sản giữa anh, chị, em ruột như trường hợp của bạn được miễn thuế thu nhập cá nhân (khoản 4 điều 4 Luật thuế thu nhập cá nhân).
Luật sư Huỳnh văn Nông
(Theo TTO)
- 169
- By Admin
- 25/06/2011
- 17