Làm gì với căn bếp chỉ có...7m2 (P.2)
Phần 2: Ý tưởng bố trí nội thất và lựa chọn chi tiết cho căn bếp hẹp dài và hình vuông
Ngoài hình dáng phổ biến là hình chữ nhật, các căn bếp còn tồn tại ở nhiều hình dáng khác như vuông, hẹp dài hay dạng đặc biệt khác. Để biết cách thiết kế và sắp xếp chúng, các bạn hãy cùng tiếp tục theo dõi bài dưới đây!Nhà bếp hẹp dài thứ nhất bài trí theo đường thẳngNgoài hai cách bài trí ở phần 1, bạn cũng có thể sắp xếp nội thất nhà bếp theo đường thẳng để gian bếp nhà bạn thêm nhiều không gian đi lại và ăn uống. Trong đó, tủ bếp, bàn ăn và cả khu vực nấu nướng đều được sắp đặt song song. Cách bày trí này sẽ trở nên hiệu quả và mở rộng thêm diện tích khi bếp nhà bạn không có quá nhiều đồ đạc.
Bàn ăn được đặt ở trung tâm của phòng, ngay bên cạnh cửa sổ để tận dụng nguồn sáng tự nhiên. |
Bàn ăn được đặt ở trung tâm của phòng, ngay bên cạnh cửa sổ để tận dụng nguồn sáng tự nhiên. Nội thất khá đơn giản, không cầu kỳ nhiều chi tiết tạo cảm giác dễ chịu cho thị giác, đồng thời giúp không gian chật chội không bị vướng víu nhiều vào tầm mắt.
Tủ bếp sát tường lưu trữ rất kín đáo, lại có lò nướng gắn liền rất thuận tiện và gọn gàng. |
Tủ bếp sát tường lưu trữ rất kín đáo, lại có lò nướng gắn liền rất thuận tiện và gọn gàng. Một chút khéo léo khi kê tủ là không đặt sát đất, giải phóng mặt sàn giảm bớt sự chật chội và tạo cảm giác thông thoáng.
Nhà bếp hẹp dài thứ hai bố trí hình chữ L
Với một không gian nấu nướng tương đối nhỏ, khi bày trí bếp bạn sẽ nghĩ ngay đến việc tạo cho căn bếp có nhiều nhất ánh sáng tự nhiên và diện tích rộng rãi. Bởi 2 yếu tố đó là khá cần thiết cho một căn bếp để mang đến tâm trạng thoải mái và không khí trong lành cho các thành viên trong gia đình khi nấu nướng và thưởng thức bữa ăn trong bếp.Gian nhà bếp có thiết kế hình chữ L là một trong những dạng phổ biến nhất. Cấu trúc hình chữ L giúp cho gian bếp không bị xen ngang giữa việc đi lại trong nhà và có nhiều chỗ bố trí thiết bị bếp. Bằng cách nối dài thêm phần L, bạn sẽ có thêm nơi lưu giữ đồ và không gian thực hiện công việc nấu nướng.
Tận dụng 2 bên tường vuông góc nhau để kê các vật dụng sát tường theo hình chữ L giúp tiết kiệm được khá nhiều diện tích cho gian bếp |
Kiểu bài trí bếp này sẽ tận dụng 2 bên tường vuông góc nhau để kê các vật dụng sát tường theo hình chữ L. Kiểu kê bếp này sẽ tiết kiệm được khá nhiều diện tích cho gian bếp. Nếu bếp nhà bạn có diện tích nhỏ, bạn nên đóng thêm tủ treo tường để "mở rộng" không gian cất trữ đồ đạc và nên chọn màu trắng làm chủ đạo cho "chữ L" trong bếp của bạn.
Nhà bếp vuông kết hợp bài trí linh hoạt và bài trí song song
Căn bếp này có hình dáng khá vuông vắn nên sắp đặt không quá khó khăn. Trên thực tế cũng có rất nhiều ý tưởng cho bạn lựa chọn. Trong trường hợp này nó áp dụng cách thức bày trí song song kết hợp với bày trí linh hoạt.
(Theo Afamily)
- 219
- By Admin
- 27/10/2011
- 17