• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Kính... không dễ vỡ

Kính... không dễ vỡ

Lan can kính

Và ưu điểm của kính là có độ bóng cao, trong suốt, có thể uốn cong; tạo màu, hoa văn, chạm khắc nên ngày càng được giới kiến trúc, xây dựng ứng dụng nhiều trong nhà ở dân dụng, công sở, nhà hàng khách sạn... và các công trình công cộng. Ông Nguyễn Minh Nam, trưởng phòng kinh doanh công ty kính Phú Phong nói. Không chỉ vậy, chất liệu kính còn lấy sáng tốt; cùng với những giải pháp cộng thêm, kính có thể cách âm, cách nhiệt, phản nhiệt làm giảm bức xạ nhiệt từ ánh sáng mặt trời – giảm khoảng 50% nhiệt lượng thất thoát.

Để ứng dụng được trên nhiều hạng mục công trình thì kính phải được “tôi luyện”, gia cường để trở thành kính cường lực. Quy trình thực hiện là sử dụng kính nổi thông thường như các loại hiện có trên thị trường của VFG (Việt – Nhật), Thái Lan, Philippines, Indonesia. Sau khi mài cắt thành phẩm xong, làm sạch kính rồi đưa vào máy nung từ 650 – 7500C, tuỳ theo độ dày của kính. Tức thì sau đó chạy sang máy làm nguội đột ngột bằng gió lạnh trong một thời gian nhất định để cho ra sản phẩm kính cường lực. Về cơ học, kính cường lực chịu lực tốt hơn 4 – 5 lần so với kính nổi thông thường cùng kích thước và độ dày. Về độ an toàn thì kính cường lực khi bị tác động, va chạm – bể, sẽ vỡ bung ra từng hạt nhỏ không sắc nhọn nên không gây thương tích. Kính thông thường, nếu bể sẽ rơi ra từng mảng sắc cạnh, có thể gây sát thương.

Công nghệ mới có ở Việt Nam là kính bán cường lực. Kính này có quy trình tôi luyện như kính cường lực nhưng gia nhiệt và làm nguội theo phương thức riêng. Gia cường loại kính này chỉ thực hiện được với kính dày từ 4 – 8 ly. Kính bán cường lực có sức chịu lực tốt hơn gấp ba lần so với kính nổi cùng kích thước và độ dày. Với độ an toàn thì kính bán cường lực khi bị tác động gây bể, kính sẽ nứt theo đường dài từ tâm điểm chấn động đến khung kính chứ không bung ra rơi xuống dễ gây nguy hiểm.

Kính cường lực loại tốt, nhìn nghiêng một góc 15 độ, thấy mặt kính phẳng không bị cong, không dợn sóng, bề mặt kính không bị rổ, bị bọt; các cạnh mài sắc sảo không lam nham; và ngược lại là kính không đạt lắm. Ông Võ Hoàng Oanh, giám đốc công ty kiếng Taniglass cho biết, cùng sử dụng loại kính nổi như nhau để gia cường lực “nhưng cho ra những sản phẩm tốt xấu khác nhau là do thiết bị công nghệ”. Máy của châu Âu có giá từ 700 ngàn đến 1,2 triệu USD/máy, còn của Trung Quốc, giá chỉ 200 – 250 ngàn USD/máy. Cũng vậy, theo ông Nam thì thử đập vỡ một mảnh kính sẽ thấy rõ loại kính cường lực nào tốt hay xấu – xấu miểng sẽ không nhỏ đều và sắc cạnh; “vì mỗi dây chuyền công nghệ một khác, máy của Phần Lan, Ý tốt hơn nhiều so với của Trung Quốc”.

Kính... không dễ vỡ 1 Kính... không dễ vỡ 2
Lan can cầu thang kính cường lực an toàn dùng kết cấu kính không khung Kính làm mặt đứng trong nhà

Kính... không dễ vỡ 3

Kính... không dễ vỡ 4

Lavabo bằng kính cường lực Tiểu cảnh dùng kính an toàn

Kính... không dễ vỡ 5

Kính... không dễ vỡ 6

Mái kính vừa nhẹ vừa sáng Bậc thang kính ghép cường lực

Bài và ảnh: Nguyễn Tâm

  • 355
  • By Admin
  • 12/03/2009
  • 17