• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Kịch bản nào dành cho thị trường BĐS trong năm 2015?

Theo nghiên cứu này, về cơ bản các yếu tố để thị trường hồi phục đã xuất hiện trước tháng 5/2014 sau giai đoạn suy giảm 2011-2013. Đến giữa năm 2015, triển vọng ngắn hạn thị trường BĐS sẽ đón nhận xung lực mới và tốt dần lên. Cụ thể, 3 kịch bản được TS. Trần Kim Chung đưa ra như sau:

Kịch bản đầu tiên, theo chiều hướng tích cực nhất, thị trường BĐS Việt Nam sẽ tái hồi phục, các dự án đang dở dang tiếp tục triển khai, dự án đã hoàn thành được đưa vào sử dụng, dự án tọa lạc tại vị trí đắc địa sẽ có thanh khoản tốt, trên thị trường, giao dịch sẽ sôi động trở lại và một số sản phẩm mới sẽ ra đời.

Kịch bản thứ 2, tiệm tiến ngoại suy, chỉ những dự án hiện đã hoàn thành mới có giao dịch, một số ít dự án tái hồi phục hoạt động, một số ít doanh nghiệp chủ đạo trên thị trường tiếp tục triển khai các dự án triển vọng, trên thị trường, các giao dịch trầm lắng, nếu có thì chỉ diễn ra tại những dự án đã hoàn thiện, một số nhà đầu tư mới có năng lực thực sự sẽ xuất hiện trên thị trường.

Kịch bản thứ 3, theo chiều hướng xấu nhất, thị trường BĐS tiếp tục bị co hẹp, các doanh nghiệp tiếp tục thoái vốn khỏi thị trường, giao dịch nếu có chỉ xảy ra ở những dự án đã hoàn thiện, một số dự án lâm vào cảnh khó khăn và sẽ xuất hiện một số thế lực tài chính với mục tiêu thôn tính các dự án BĐS.

thị trường bất động sản
Theo TS. Trần Kim Chung, đến giữa năm 2015, triển vọng ngắn hạn thị trường BĐS sẽ đón nhận xung lực mới
và tốt dần lên (ảnh minh họa)

Theo TS. Trần Kim Chung, trong 3 kịch bản trên thì cái thứ 2 là dễ xảy ra nhất. Đặc biệt, thị trường BĐS trong trung hạn có xu hướng tốt lên, thị trường đến quý II hoặc quý III năm 2015 sẽ đón nhận những xung lực mới bởi động năng Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Ngoài ra, tình hình kinh tế thế giới dần đi vào ổn định, nhờ tác động của các chính sách mới, vốn đầu tư nước ngoài và nguồn kiều hối sẽ đầu tư vào thị trường.

Một chu kỳ mới của thị trường BĐS trong dài hạn sẽ hình thành, để nền kinh tế tích lũy thế năng cho một chu kỳ mới, giai đoạn trầm lắng của thị trường đã đủ dài. Nhưng mức độ và quy mô chu kỳ mới nếu có cũng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ở thời điểm hiện tại chưa thể định hình được.

Trong 11 tháng qua, thị trường BĐS thực tế đã và đang dần hồi phục, giao dịch tại 2 thành phố lớn, dẫn dắt thị trường tăng mạnh. Tại Hà Nội, lượng giao dịch trong 11 tháng năm 2014 đạt gần 10.000 giao dịch thành công (tăng 100%), tại Tp.HCM có 8.850 giao dịch thành công (tăng 35%) so với thời điểm cuối năm ngoái. Trên thị trường BĐS, dư nợ đã vượt ngưỡng ở thời kỳ đỉnh cao trước đây (năm 2008) đạt 293.000 tỷ trong vòng 11 tháng.

Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác về thị trường BĐS do PGS.TS. Hoàng Văn Cường, đến từ Đại học Kinh tế Quốc dân thực hiện gần đây cũng cho thấy, việc ngừng đầu tư trong giai đoạn 2010-2014 sẽ làm ngắt quãng lượng cung hàng hóa BĐS mới trên thị trường vào giai đoạn 2017-2019. Tuy nhiên, lượng tồn kho và lượng cung đang dư thừa BĐS hiện tại sẽ là nguồn cung bổ sung vào thị trường khi nền kinh tế hồi phục, nên cung - cầu BĐS sẽ cân bằng theo hướng tích cực trong giai đoạn 2017-2019.

Theo dự báo của PGS. TS Hoàng Văn Cường, nguy cơ thiếu hụt nguồn cung BĐS sẽ diễn ra trong giai đoạn 2021-2023 nếu tình trạng ngưng trệ các hoạt động đầu tư xảy ra và việc kiểm soát chặt nguồn tài trợ vốn vẫn tiếp tục kéo dài trong giai đoạn 2015-2017. Do đó, các nhà đầu tư có chiến lược và tiềm lực cần chủ động trong chiến lược đầu tư dài hạn giai đoạn 2016-2018 nhằm đón trước các cơ hội thị trường BĐS trong giai đoạn 2021-2023.

  • 0
  • By Admin
  • 28/11/2014
  • 17