• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Khủng hoảng thị trường nhà ở Mỹ: Người châu Á chịu thiệt thòi nhất

Hiện có nhiều người dân gốc châu Á tại California đang phải sống trong mối đe doạ bị tịch thu nhà để thế nợ. Theo số liệu mới nhất từ Cục điều tra dân số Mỹ thì tỷ lệ người châu Á được sở hữu nhà tại Mỹ đã giảm đi đáng kể trong năm ngoái. Mức giảm này vượt qua cả sự sụt giảm trong tỷ lệ sở hữu nhà của những người da đen, người da trắng và những người Tây Ban Nha hiện đang sống tại Mỹ.

Tỷ lệ sở hữu nhà của người châu Á trong tổng số người dân châu Á tại Mỹ là một sự kiện hết sức đáng kinh ngạc, bởi lẽ người châu Á được đánh giá là có thu nhập cao hơn những nhóm người thiểu số khác và mắc nợ ít hơn nhiều.

Nhưng trung bình thì cứ trên 3 người gốc châu Á sở hữu nhà ở California lại có 1 người phải đứng trước nguy cơ bị tịch thu nhà để trả nợ tín dụng và giá nhà của họ lại có xu hướng giảm mạnh do ảnh hưởng của hiện tượng bong bóng trên thị trường nhà. Các chuyên gia trong ngành bất động sản cũng cho rằng tác động xấu của cuộc khủng hoảng nhà đã ảnh hưởng bất cân đối lên các thành phần chủ sở hữu nhà và người châu Á bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Theo thống kê từ cuộc khảo sát cộng đồng mà Cục điều tra dân số Mỹ công bố cách đây 2 tuần thì tỷ lệ người dân được sở hữu nhà ở tính trên tổng số dân ở Mỹ đã giảm xuống còn 66,6% vào năm ngoái - mức thấp nhất trong vòng 6 năm trở lại đây. Tỷ lệ này đạt mức kỷ lục vào năm 2006 với con số 67,3%.

Tỷ lệ người châu Á được sở hữu nhà trong tổng số người dân châu Á hiện đang sinh sống tại Mỹ trong năm 2008 đã giảm 1,24% và chỉ còn 59,4%.

Đối với người da đen thì sự sụt giảm trong tỷ lệ sở hữu nhà trong năm 2008 là 0,88% và đạt đến con số 45,6%. Tương tự thì tỷ lệ người Tây Ban Nha sở hữu nhà cũng giảm 0,80% và đạt mức 49,1%. Trong khi đó tỷ lệ này đối với những người da trắng chỉ bị giảm mức ít nhất là 0,4% và đạt 73,4%.

Nhưng do người châu Á chỉ chiếm đến 3,3% trong tổng số người sở hữu nhà tại Mỹ nên sự thụt giảm về mặt số lượng người sở hữu nhà là người da trắng và da đen lại lớn hơn nhiều. Số lượng người sở hữu nhà là người Tây Ban Nha thực tế vẫn tăng đã phản ánh sự gia tăng trong tỷ lệ định cư và sinh đẻ cao của họ.

Tuy nhiên, đứng trên lập trường là một nhóm dân số thì những người sở hữu nhà là người gốc châu Á vẫn chịu thiệt thòi nhiều hơn so với các nhóm người còn lại.

Kết quả điều tra của cuộc khảo sát khi công bố đã gây ngạc nhiên cho một số chuyên gia kinh tế như Edward Wolff - một nhà kinh tế đến từ trường đại học New York. Ông Wolff đã phát biểu rằng : “ Nếu căn cứ vào thu nhập và những khoản nợ tương đối thấp thì có thể hi vọng rằng tỷ lệ người sở hữu nhà là người dân châu Á tại Mỹ sẽ giảm ít hơn so với các nhóm người khác.”

Theo thống kê thì thu nhập của một người châu Á thuộc tầng lớp trung lưu tại Mỹ là hơn 70.000$. Con số này cao hơn thu nhập bất cứ nhóm người nào thuộc các thành phần còn lại.

Nhà kinh tế Wolff cũng cho rằng : “Có thể đây là một tác động mang tính khu vực. Do sự  tập trung đông dân cư người Mỹ gốc châu Á tại California đã làm cho khu vực này trở lên khó khăn trong việc đối phó với tác động của tình hình giảm giá bất động sản và tỷ lệ người dân đứng trước nguy cơ bị tịch thu nhà để thanh toán các khoản tín dụng tới hạn trở lên cao hơn.

Sự giảm sút trong tỷ lệ người dân châu Á được sở hữu nhà là một sự thay đổi đến chóng mặt sau vài năm thị trường nhà bùng nổ. Trong khi đó có rất ít người châu Á tại Mỹ có thể tận dụng cơ hội để tiếp cận dễ dàng với các nguồn tài chính và trờ thành người chủ sở hữu nhà.

Điều này có nghĩa là có một số ít người không bị mất hết những khoản lợi nhuận mà họ kiếm được trong những năm mà thị trường nhà bùng nổ. Nhưng căn cứ theo số liệu được thống kê trong năm 2009,  nhà dân số học Mark Mather và Cơ quan giải quyết các vấn đề về dân số tại Washington D.C lại đưa ra một kết luận khác.  Ông cho rằng cho đến nay  tỷ lệ này vẫn còn ở mức cao hơn vào thời điểm đầu thập kỷ này. Chưa thể dựa vào những con số thống kê này để đưa ra kết luận. Ông cũng nói thêm rằng: “ Chúng ta cần chờ đợi thông tin từ những con số thống kê trong cả năm 2009 bởi trong thời điểm này, chúng ta chỉ mới nắm bắt được một phần tác động của cuộc suy thoái kinh tế. Hiện tại, tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn ở mức rất cao và tính bằng hai con số.”

Theo CafeF
  • 186
  • By Admin
  • 05/10/2009
  • 17