• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Không thể chậm trễ trong việc “cứu” doanh nghiệp ngành VLXD

Không thể chậm trễ trong việc “cứu” doanh nghiệp ngành VLXD | ảnh 1

Khi đầu tư công bị cắt giảm, các dự án bất động sản tạm dừng hoặc giãn tiến độ, nhiều công trình xây dựng không có vốn để triển khai,… thì hệ quả tất yếu là sản xuất và tiêu thụ VLXD gặp khó khăn, con số hàng tồn kho tăng từng ngày. Cộng thêm những khó khăn hiện hữu mà DN sản xuất VLXD đang phải đối mặt như giá cả nhiên liệu, điện, nguyên liệu đầu vào liên tục tăng, lãi suất ngân hàng cao, tỷ giá ngoại tệ tăng, chi phí tài chính lên đến 20 – 30%, vốn lưu động thiếu…khiến các DN sản xuất VLXD phải giảm sản lượng hoặc dừng sản xuất, sản phẩm tồn kho khối lượng lớn, kinh doanh thua lỗ, nhiều doanh nghiệp có nguy cơ phá sản.

Con số hàng tồn kho trong ngành VLXD đang ở mức cao. Đơn cử như Ngành Xi măng, trong 5 tháng đầu năm 2012, sản xuất xi măng đạt khoảng 19 triệu tấn, giảm 16,8% so với cùng kỳ năm 2011 (22,2 triệu tấn), tiêu thụ xi măng đạt khoảng 18,495 triệu tấn giảm 10,6% so với cùng kỳ năm 2011 (20,681 triệu tấn), cộng với lượng tồn lũy kế từ năm 2011, lượng clanhke, xi măng hiện còn tồn kho trên 3 triệu tấn (tương đương trên 3.000 tỷ đồng).br>

Không thể chậm trễ trong việc “cứu” doanh nghiệp ngành VLXD | ảnh 2

Ngành Gốm sứ xây dựng cũng không thoát khỏi “nghịch cảnh” đau đầu khi con số hàng tồn kho đầu năm 2012 đã tăng lên đáng kể, nếu tính cả lượng tồn kho lũy kế tại các đơn vị sản xuất và cả tồn kho từ các đại lý chưa bán hàng tới người tiêu dùng thì lượng tồn đã tăng lên tới 20% (hiện tại hàng hóa tồn kho khoảng trên 40 triệu m2 gạch ốp lát và trên 1 triệu sản phẩm sứ vệ sinh, tương đương khoảng trên 3.000 tỷ đồng).

Vật liệu xây không nung và ngành sản xuất thủy tinh xây dựng, đá ốp lát không nằm ngoài “vóng xoáy”. Nếu vật liệu xây không nung, đặc biệt là loại vật liệu xây không nung nhẹ gặp khó khăn do tâm lý người tiêu dùng vẫn quen với VL xây truyền thống (chỉ tiêu thụ được 50 – 60% sản lượng), các dây chuyền sản xuất gạch bê tông nhẹ mới chỉ được khai thác 20 – 30% công suất, thậm chí có doanh nghiệp không tiêu thụ được sản phẩm đã phải dừng sản xuất thì ngành sản xuất thủy tinh xây dựng, đá ốp lát phải đối mặt cạnh tranh gay gắt với hàng nhập khẩu, lượng hàng tồn kho lớn, tiêu thụ chậm, nhiều doanh nghiệp cũng phải dừng sản xuất, bởi càng sản xuất càng …lỗ!

Trước tình hình ngành VLXD gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, Hội VLXD Việt Nam đã họp cùng với một số Hiệp Hội ngành VLXD và DN đánh giá tình hình và kết quả sản xuất kinh doanh 5 tháng đầu năm 2012, đồng thời kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan một số biện pháp tháo gỡ giúp DN VLXD vượt qua khó khăn trước mắt, thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2012.

Theo đó, Hội VLXD Việt Nam kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, Ngành và các địa phương nghiêm chỉnh thực hiện Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 của Chính phủ và các giải pháp kích cầu, tạo đầu ra cho các sản phẩm VLXD, đồng thời đẩy nhanh việc xây dựng cơ sở hạ tầng (tất cả các loại đường giao thông nông thôn, tỉnh lộ, quốc lộ, đường đô thị, sân bãi các khu công nghiệp) bằng bê tông xi măng, tạo điều kiện kích cầu tiêu thụ xi măng vừa giảm nhập siêu do giảm nhập khẩu nhựa đường làm bê tông atsphan, vừa bảo đảm công trình bền vững.br>
“Chúng tôi mong Quốc hội cho áp dụng thuế suất thuế GTGT các sản phẩm VLXD là 5% trong năm 2012, thay cho thuế suất 10% hiện hành để kích thích người tiêu dùng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiêu thụ hết hàng tồn kho, thu hồi vốn trả nợ ngân hàng” – TS Trần Văn Huynh – Chủ tịch Hội VLXD Việt Nam nhấn mạnh.

Cơ cấu lại các khoản nợ (giãn nợ, khoanh lãi các khoản vay đầu tư trước đây) cho các DN để không lâm vào tình trạng nợ xấu, hạ lãi suất cho vay dưới 12% và nới rộng các quy định về điều kiện vay vốn lưu động để các DN VLXD khát vốn thực sự vay được vốn với lãi suất thấp để phục vụ sản xuất sẽ giúp DN tháo gỡ khó khăn về vốn là bức thông điệp mà Hội VLXD Việt Nam gửi tới Ngân hàng Nhà nước.

Bên cạnh đó, Hội VLXD kiến nghị Thủ tướng một số vấn đề liên quan đến tái cấu trúc ngành công nghiệp xi măng soát xét điều chỉnh Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng theo Quyết định số 1488/QĐ-TTg, có cơ chế hỗ trợ tài chính cho các dự án đầu tư tận dụng nhiệt khí thải để phát điện (đến nay mới có 3 dự án trên 30 dự án phải triển khai đầu tư), đẩy mạnh và phát triển vật liệu xây không nung thay thế gạch đất sét nung. Kiến nghị Bộ Xây dựng cho xây dựng chương trình xuất nhập khẩu VLXD, khai thác tiềm năng to lớn của ngành VLXD, chống nhập lậu, gian lận thương mại, kiểm tra chặt chẽ xuất xứ các vật liệu xây dựng nhập khẩu vào Việt Nam …

Bộ Công Thương, Bộ Khoa học & Công nghệ cần chỉ đạo quyết liệt Chương trình Cơ khí trọng điểm tập trung nghiên cứu chế tạo thiết bị cho ngành VLXD: phụ tùng thay thế cho ngành xi măng, một số thiêt bị cho hệ thống phát điện tận dụng nhiệt khí thải, thiết bị sản xuất vật liệu xây không nung, kích cầu sản xuất, sử dụng thiết bị sản xuất trong nước, thay thế hàng nhập khẩu. Sớm nghiên cứu xem xét cấp chứng nhận cho 06 loại thiết bị do doanh nghiệp trong nước tự nghiên cứu, thiết kế, sản xuất, đồng thời có cơ chế ưu đãi vốn vay để đầu tư, chế tạo thiết bị, Bộ Tài chính xem xét cho miễn thuế thu nhập DN cho sản phẩm cơ khí mới trong 05 năm đầu để cạnh tranh với thiết bị nhập khẩu từ nước ngoài.br>

(Theo Báo Xây Dựng)

  • 231
  • By Admin
  • 16/06/2012
  • 17