• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Không nên đánh thuế nhà ở, vì sao?

Nhiều chuyên gia và người dân cho rằng, việc đánh thuế nhà và đánh thuế nhà theo giá trị như trên là không phù hợp.

Không nên đánh thuế nhà và theo giá trị

Ông Hà Minh Thu (tỉnh Phú Thọ) cho biết: Theo tôi tìm hiểu và nghiên cứu thì Hiến pháp Việt Nam quy định công dân có quyền có nhà ở. Vì thế, không nên đánh thuế cái sở hữu tối thiểu nhất của người dân.

Đi sâu phân tích, ông Hà Minh Thu cho rằng theo quy định hiện hành, người dân đã phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Điều đó có nghĩa đồng tiền họ tích luỹ được để làm nhà đã là đồng tiền sau thuế.

Bên cạnh đó, khi xây dựng ngôi nhà, từng loại vật liệu cho ngôi nhà đó đã gánh các loại thuế nhập khẩu (nếu có) thuế giá trị gia tăng rồi...
 


Những nhà biệt thự thế này sẽ phải chịu thuế cao theo dự thảo luật.

Có cùng quan điểm này, luật gia Hữu Dung đặt câu hỏi: Phải chăng, chính sách thuế này không khuyến khích người dân xây nhà to, đẹp? Ông Dung cho rằng, với ngôi nhà trị giá 500 triệu đồng xây dựng đã phải chịu thuế năm này qua năm khác thì thật vô lý. Trên thực tế ở tại thành phố, nhiều gia đình phải sinh sống đông đúc, chật chội trong một ngôi nhà chỉ trên dưới 30m2. Thế nhưng, nếu xây dựng lên thành 3 – 4 tầng, lập tức họ phải chịu thuế, trong khi thực tế diện tích này còn chưa đủ hạn mức số mét vuông nhà ở theo tiêu chuẩn.

Một khó khăn hiện hữu khác là nếu áp thuế nhà theo giá trị xây dựng thì đồng nghĩa với việc: Cứ mỗi căn nhà được xây dựng sẽ lại phải có một hội đồng thẩm định giá trị nhà. Đây là điều bất khả thi. Thậm chí các ý kiến cho rằng, việc lập nên một hội đồng như vậy còn tốn kém hơn cả phần thuế có thể thu được.

Chỉ nên đánh thuế nhà thứ hai trở lên

Đây là quan điểm chung nhất của các ý kiến. Bản thân một chuyên gia Tổng cục Thuế cũng cho rằng: Ngay như với Luật Thuế thu nhập cá nhân cũng quy định, cá nhân bán, chuyển nhượng ngôi nhà duy nhất cũng không phải chịu thuế. Vì vậy, việc đánh thuế ngôi nhà thứ hai trở lên sẽ phù hợp hơn, bởi lẽ ngôi nhà thứ hai mới mang ý nghĩa “thặng dư” và là bất động sản của cá nhân đó. Đồng thời, biện pháp này chính là phương thức chống đầu cơ nhà có hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến khác cho rằng trước khi ban hành luật, cơ quan hoạch định chính sách cần ban hành và công bố công khai, rõ ràng diện tích nhà ở trong hạn mức áp dụng cho mỗi cá nhân. Khi đó, nếu cá nhân ở nhà với diện tích vượt hạn mức tiêu chuẩn thì mới phải chịu thuế. Ý nghĩa của việc làm này là tránh áp thuế đối với trường hợp vì lý do khó khăn về kinh tế, việc làm... nhiều gia đình đã phải thu xếp để con cái, bố mẹ ở chung với ông bà rồi dành ra một phần diện tích hoặc ngôi nhà thứ hai để cho thuê.

Một góp ý khác cho dự thảo này là không nên áp thuế đối với diện tích nhà thuộc dạng cơi nới, hệ số diện tích dùng chung ở các khu chung cư... Một số hộ dân khu tập thể Nam Đồng cho rằng, diện tích cơi nới dạng “ba lô” chẳng qua là bất đắc dĩ.

ên cạnh đó, hầu hết diện tích này chỉ là để phơi quần áo hoặc để đồ đạc, chứ không nhiều giá trị sử dụng để ở. Trong thời gian tới, Quốc hội tiếp tục bàn thảo về vấn đề này, song nhiều ý kiến cho rằng nên lùi thời điểm thực hiện là từ 1.1.2012 thay cho thời điểm 1.1.2011.
 

Theo Lao Dong
  • 0
  • By Admin
  • 17/09/2009
  • 17