Không kiểm soát tỷ trọng cho vay tiêu dùng, bất động sản
Theo bà Nguyễn Thị Hồng, Vụ trưởng Vụ chính sách tiền tệ, mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm 2013 mà Ngân hàng Nhà nước đặt ra là 12%, cao hơn nhiều so với kết quả 7% của năm 2012.
Cùng với việc tăng tín dụng, đại diện Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết sẽ không kiểm soát tỷ trọng cho vay với khu vực phi sản xuất (chứng khoán, bất động sản, tiêu dùng…) trong năm 2013. Tỷ trọng này từng được cơ quan quản lý yêu cầu các nhà băng đưa về tối đa 16% tổng dư nợ hồi cuối năm 2011 và giữ ở mức thấp trong suốt năm 2012 do những lo ngại về nợ xấu gia tăng từ phía các ngân hàng. Sau đó, bất động sản được đưa ra khỏi danh mục phi sản xuất bị hạn chế cho vay.
Cùng với việc tăng tín dụng, đại diện Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết sẽ không kiểm soát tỷ trọng cho vay với khu vực phi sản xuất (chứng khoán, bất động sản, tiêu dùng…) trong năm 2013. Tỷ trọng này từng được cơ quan quản lý yêu cầu các nhà băng đưa về tối đa 16% tổng dư nợ hồi cuối năm 2011 và giữ ở mức thấp trong suốt năm 2012 do những lo ngại về nợ xấu gia tăng từ phía các ngân hàng. Sau đó, bất động sản được đưa ra khỏi danh mục phi sản xuất bị hạn chế cho vay.
Về kết quả đạt được trong điều hành tiền tệ năm qua, Ngân hàng Nhà nước cho biết tổng phương tiện thanh toán cả năm tăng khoảng 20%, tín dụng tăng 7%. Cơ quan này nhận định kết quả trên là phù hợp với mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức thấp (6,81%) và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức 5,03%.
Cơ cấu tín dụng, theo Ngân hàng Nhà nước, đã chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với chủ trương của Chính phủ. Đến ngày 20/12, tín dụng tăng 6,45%, trong đó tiền đồng tăng 8,92%, tín dụng bằng ngoại tệ giảm 3,51%. Lý giải việc tín dụng tăng thấp so với mục tiêu ban đầu (17%), cơ quan này cho rằng ngoài vấn đề lãi suất, nợ xấu, còn do cầu tín dụng tăng thấp.
Tính đến ngày 20/12, số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho hay dư nợ cho vay bằng đồng Việt Nam có mức lãi suất trên 15% chiếm tỷ trọng 18,7%. Đến cuối tháng 9, các tổ chức tín dụng đã xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ và giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng vay với tổng số là 252.159 tỷ đồng.
“Nợ xấu sau khi tăng mạnh những tháng đầu năm, nay đã được khống chế và từng bước xử lý”, báo cáo viết. Tuy nhiên, cơ quan này không đưa ra con số cụ thể về nợ xấu ở thời điểm hiện tại. Ngân hàng Nhà nước cũng thừa nhạn một số ngân hàng cổ phần gặp khó khăn trong năm 2012 và một số tổ chức tín dụng có dấu hiệu vi phạm quy định về trần lãi suất huy động.
- 245
- By Admin
- 28/12/2012
- 17