Không đủ điều kiện tái định cư: Được mua nhà trả góp
Trước đó, Hội đồng Thẩm định bồi thường TP được giao chủ trì thực hiện sửa đổi Quyết định 35/2010 (do UBND TP ban hành) về bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Sau khi tổng hợp ý kiến các quận, huyện, Hội đồng Thẩm định đã trình UBND TP dự thảo sửa đổi Quyết định 35 theo hướng có lợi hơn cho người dân.
Nhiều quy định thoáng hơn
“Nhà ở thuộc trường hợp được cấp giấy phép xây dựng (GPXD) tạm theo Quyết định 68/2010 nhưng khi chưa hết thời hạn quy hoạch đã thu hồi đất để thực hiện dự án thì được hỗ trợ bằng 50% đơn giá xây dựng mới. Trong trường hợp GPXD tạm hoặc quy hoạch sử dụng đất không quy định thời hạn thì cũng được hỗ trợ như trên” - đó là nội dung quan trọng được Hội đồng Thẩm định đề xuất.
Tuy nhiên, từ khi Nghị định 64/2012 ra đời, đối tượng được cấp phép xây dựng tạm rất giới hạn, chỉ còn trường hợp “đất ở nằm trong dự án đã có quy hoạch 1/500 nhưng chưa thu hồi đất”. Do đó, nếu đất ở thuộc khu vực quy hoạch “treo” chưa có quy hoạch 1/500, chưa có quyết định thu hồi đất thì được cấp phép xây dựng chính thức, đồng nghĩa là được bồi thường 100%.
Mốc thời điểm để xem xét bồi thường, hỗ trợ được dự thảo tháo gỡ thông thoáng hơn. Cụ thể, Hội đồng Thẩm định đề nghị điều chỉnh thời điểm sử dụng đất được xem xét bồi thường là trước 1-7-2004, ngày Luật Đất đai 2003 có hiệu lực. Theo Quyết định 35/2010, thời điểm này là trước 22-4-2002, ngày UBND TP ban hành Chỉ thị 08 về chấn chỉnh, tăng cường quản lý nhà đất. Tuy nhiên, để đảm bảo tính nghiêm minh thì khi hỗ trợ vẫn lấy mốc thời điểm của Quyết định 35 để tính.
Dự thảo cũng đề nghị hộ gia đình, cá nhân có đất nông nghiệp nhưng không được hỗ trợ (Nghị định 69/2009 quy định mức hỗ trợ từ 1,5 đến năm lần) do không trực tiếp sử dụng đất được xét hỗ trợ bằng 80% so với đối tượng trực tiếp sử dụng. “Có sự chênh lệch rất cao về giá bồi thường giữa đất ở và đất nông nghiệp (rất thấp nếu không có hỗ trợ). Để hóa giải quy định này, một số hộ chuyển nhượng lại cho người địa phương để được nhận hỗ trợ. Thủ thuật này có nguy cơ phát sinh tranh chấp, khiếu nại, bất ổn xã hội” - tờ trình phân tích.
Không đủ điều kiện tái định cư: Được mua nhà trả góp
Theo Quyết định 35/2010, tùy tỉ lệ diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi trong tổng quỹ đất nông nghiệp đang được sử dụng mà có các mức hỗ trợ khác nhau với người bị thu hồi đất.
Trong dự thảo, Hội đồng Thẩm định cho rằng quy định như trên sẽ dẫn đến cách hiểu khác nhau: Tổng diện tích đất đang sử dụng tính trên phạm vi nào? Tính trên phạm vi toàn quốc được nhận định là cách hiểu đúng nhưng khó thực hiện và mất thời gian xác minh. Do đó, dự thảo đề nghị tính tổng diện tích đất trên địa bàn quận, huyện có đất bị thu hồi. “Cách này có tính khả thi cao, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án” - dự thảo phân tích. Cách hiểu này cũng có lợi hơn cho người bị thu hồi đất. Theo đề xuất, nếu thu hồi từ 30% đến 70% đất nông nghiệp trên tổng diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì người dân được hỗ trợ tối đa 24 tháng (một nhân khẩu được hỗ trợ 300.000 đồng/tháng). Nếu thu hồi trên 70% thì hỗ trợ tối đa đến 36 tháng.
Về bố trí tái định cư, Hội đồng Thẩm định cũng đưa ra nhiều đề xuất thuận lợi hơn cho người bị thu hồi đất. Chẳng hạn, nếu không đủ điều kiện tái định cư và có hoàn cảnh khó khăn không thể tạo lập chỗ ở mới, người dân được mua trả góp trong 15 năm hoặc thuê một căn hộ chung cư và khấu hao dần 30 năm. Khi đến nơi ở mới chưa có việc làm ổn định, người dân được chậm trả tiền mua nhà hoặc hoãn nộp tiền thuê nhà trong thời hạn không quá năm năm.
Nhiều quy định thoáng hơn
“Nhà ở thuộc trường hợp được cấp giấy phép xây dựng (GPXD) tạm theo Quyết định 68/2010 nhưng khi chưa hết thời hạn quy hoạch đã thu hồi đất để thực hiện dự án thì được hỗ trợ bằng 50% đơn giá xây dựng mới. Trong trường hợp GPXD tạm hoặc quy hoạch sử dụng đất không quy định thời hạn thì cũng được hỗ trợ như trên” - đó là nội dung quan trọng được Hội đồng Thẩm định đề xuất.
Một góc khu quy hoạch “treo” tại huyện Bình Chánh. Ảnh: HTD |
Tuy nhiên, từ khi Nghị định 64/2012 ra đời, đối tượng được cấp phép xây dựng tạm rất giới hạn, chỉ còn trường hợp “đất ở nằm trong dự án đã có quy hoạch 1/500 nhưng chưa thu hồi đất”. Do đó, nếu đất ở thuộc khu vực quy hoạch “treo” chưa có quy hoạch 1/500, chưa có quyết định thu hồi đất thì được cấp phép xây dựng chính thức, đồng nghĩa là được bồi thường 100%.
Mốc thời điểm để xem xét bồi thường, hỗ trợ được dự thảo tháo gỡ thông thoáng hơn. Cụ thể, Hội đồng Thẩm định đề nghị điều chỉnh thời điểm sử dụng đất được xem xét bồi thường là trước 1-7-2004, ngày Luật Đất đai 2003 có hiệu lực. Theo Quyết định 35/2010, thời điểm này là trước 22-4-2002, ngày UBND TP ban hành Chỉ thị 08 về chấn chỉnh, tăng cường quản lý nhà đất. Tuy nhiên, để đảm bảo tính nghiêm minh thì khi hỗ trợ vẫn lấy mốc thời điểm của Quyết định 35 để tính.
Dự thảo cũng đề nghị hộ gia đình, cá nhân có đất nông nghiệp nhưng không được hỗ trợ (Nghị định 69/2009 quy định mức hỗ trợ từ 1,5 đến năm lần) do không trực tiếp sử dụng đất được xét hỗ trợ bằng 80% so với đối tượng trực tiếp sử dụng. “Có sự chênh lệch rất cao về giá bồi thường giữa đất ở và đất nông nghiệp (rất thấp nếu không có hỗ trợ). Để hóa giải quy định này, một số hộ chuyển nhượng lại cho người địa phương để được nhận hỗ trợ. Thủ thuật này có nguy cơ phát sinh tranh chấp, khiếu nại, bất ổn xã hội” - tờ trình phân tích.
Không đủ điều kiện tái định cư: Được mua nhà trả góp
Theo Quyết định 35/2010, tùy tỉ lệ diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi trong tổng quỹ đất nông nghiệp đang được sử dụng mà có các mức hỗ trợ khác nhau với người bị thu hồi đất.
Trong dự thảo, Hội đồng Thẩm định cho rằng quy định như trên sẽ dẫn đến cách hiểu khác nhau: Tổng diện tích đất đang sử dụng tính trên phạm vi nào? Tính trên phạm vi toàn quốc được nhận định là cách hiểu đúng nhưng khó thực hiện và mất thời gian xác minh. Do đó, dự thảo đề nghị tính tổng diện tích đất trên địa bàn quận, huyện có đất bị thu hồi. “Cách này có tính khả thi cao, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án” - dự thảo phân tích. Cách hiểu này cũng có lợi hơn cho người bị thu hồi đất. Theo đề xuất, nếu thu hồi từ 30% đến 70% đất nông nghiệp trên tổng diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì người dân được hỗ trợ tối đa 24 tháng (một nhân khẩu được hỗ trợ 300.000 đồng/tháng). Nếu thu hồi trên 70% thì hỗ trợ tối đa đến 36 tháng.
Về bố trí tái định cư, Hội đồng Thẩm định cũng đưa ra nhiều đề xuất thuận lợi hơn cho người bị thu hồi đất. Chẳng hạn, nếu không đủ điều kiện tái định cư và có hoàn cảnh khó khăn không thể tạo lập chỗ ở mới, người dân được mua trả góp trong 15 năm hoặc thuê một căn hộ chung cư và khấu hao dần 30 năm. Khi đến nơi ở mới chưa có việc làm ổn định, người dân được chậm trả tiền mua nhà hoặc hoãn nộp tiền thuê nhà trong thời hạn không quá năm năm.
Quyết định 35/2010 quy định “hộ gia đình có khuôn đất rộng có nhiều thế hệ cùng chung sống được UBND TP xem xét quyết định diện tích nhà đất để bố trí tái định cư và phương thức thanh toán”. Hội đồng Thẩm định cho hay khi góp ý, các quận, huyện đề nghị bỏ tiêu chí “có khuôn viên đất rộng” vì sẽ phát sinh sự tùy tiện trong việc nhận định rộng hay không rộng. Hội đồng Thẩm định cho rằng đây là ý kiến hợp lý nên thống nhất trình TP bỏ tiêu chí này. |
- 151
- By Admin
- 15/01/2013
- 17