Khó xóa nhà siêu mỏng, siêu méo vì kinh phí rất lớn
Tại quận Ba Đình dự kiến phải mất 56 tỉ đồng để đền bù GPMB cho 44 trường hợp xây dựng trước ngày 18/2/2005 (ngày có hiệu lực của Quyết định 26/2005/QD-UBND về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn), ông Thọ lấy ví dụ.Dãy nhà siêu mỏng trên phố Đào Tấn. Ảnh: VTV |
Trong khi đó, trên toàn địa bàn Hà Nội có 533 trường hợp đất và nhà siêu mỏng, siêu méo. Với 200 trường hợp tồn tại trước thời điểm ngày 18/2/2005, 186 trường hợp hình thành sau (nhiều nhất là tại quận Thanh Xuân , Tây Hồ , Hoàng Mai ), và 147 trường hợp chưa xác định được thời điểm hình thành.
Đánh giá về hiện tượng nhà siêu mỏng, siêu méo, ông Thọ cũng cho rằng: “Đây là điển hình của việc buông lỏng xây dựng của địa phương. Nhiều địa phương khi phát hiện cán bộ sai có xử lý, nhưng lại quá nương nhẹ, xử lý mang tính hình thức”.
Để giải quyết triệt để tình trạng nhà, đất siêu mỏng, siêu méo trên địa bàn, Hà Nội đã đưa ra mốc thời gian thực hiện. Với những trường hợp xây dựng sau ngày 18/2/2005, sẽ hoàn thành xử lý trước ngày 30/6/2011.
Đối với những trường hợp siêu mỏng, méo khác hình thành trước thời điểm 18/2/2005, các sở, ban, ngành của thành phố sẽ phối hợp hoàn thành văn bản quy định thẩm quyền, trách nhiệm, trình tự, thủ tục, biện phạm pháp xử lý trình Thành phố ban hành trước ngày 30/3/2011. Căng cứ vào văn bản này các đơn vị liên quan tiến hành thực hiện.
Riêng với quận Thanh Xuân (đơn vị thí điểm), các sở, ngành có liên quan tập trung hoàn thành các phương án, và tổ chức xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm trước ngày 15/4/2011.
Ông Thọ khẳng định: “Để quản lý, và đảm bảo không phát sinh tình trạng nhà và đất siêu mỏng méo, trong thời gian tới các dự án làm đường mới chỉ được phê duyệt đầu tư khi có đầy đủ cả quy hoạch hai bên tuyến đường kèm theo”.
(Theo Bee)
- 0
- By Admin
- 15/03/2011
- 17