• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Khẩn trương GPMB dự án đường cao tốc trọng điểm quốc gia Nội Bài - Lào Cai

Khẩn trương GPMB dự án đường cao tốc trọng điểm quốc gia Nội Bài - Lào Cai
 

 

Chủ đầu tư dự án là Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), thực hiện theo hình thức thu phí hoàn vốn trong 32 năm. Tuyến đường có chiều dài 264 km , đi qua 5 tỉnh thành là Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai. Để đẩy nhanh tiến độdự án, Thứ trưởng thường trực Bộ GTVT - Ngô Thịnh Đức vừa có nhưng chỉ đạo khẩn đối với các đơn vị liên quan.

 

Trong tháng 12, khởi công 1 đến 2 gói thầu

 

Thứ trưởng Ngô Thịnh Đức cho biết: Dự án xây dựng đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai là dự án trọng điểm quốc gia, lần đầu tiên thực hiện theo phương thức VEC vay vốn nước ngoài có sự bảo lãnh của Chính phủ để đầu tư xây dựng công trình và phát hành trái phiếu công trình thực hiện GPMB của dự án. Đểcó thể khởi công dự án vào cuối năm 2008, các đơn vị liên quan cần khẩn trương rà soát lại hồ sơ cắm cọc GPMB và mốc lộ giới cũng như vị trí các cọc mốc ngoài thực địa cho từng gói thầu, so sánh đối chiếu với hồ sơ thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt, có biên ban thống nhất, bàn giao với địa phương đồng thời thông báo để địa phương kịp thời điều chỉnh phương án GPMB trước khi chi trả tiền đền bù cho các hộ dân bị ảnh hưởng, hoàn thành trước 10/10/2008. Khẩn trương phê duyệt thiết kế kỹ thuật và dựtoán các gói thầu của dự án trong tháng 10/2008 để tổ chức đấu thầu trong tháng 11/2008 nhằm khởi công 1 đến 2 gói thầuvào tháng 12/2008…

Các địa phương trong tháng 10/2008 phải công bố, lên kế hoạch tái định cư, trong đó khẳng định lại số lượng, quy mô, tiêu chuẩn các khu tái định cư. Trên cơ sở đó, VEC cho cân đối tạm ứng nguồn vốn đối với công tác tái định của các địa phương. Cũng trong tháng 10 này, các địa phương có kế hoạch giải ngân cụ thể, chính xác cho công tác GPMB rồi gửi về VEC để kịp thời bố trí vốn.

Về vướng mắc trong GPMB đoạn qua khu vực bãi tập của trường Tăng thiết giáp C600, đề nghị VEC trực tiếp làm việc với các ban, ngành giải quyết dứt điểm khó khăn nói trên báo cáo Bộ trước ngày 10/10. Về việc đầu tư 19 km đoạn cuối tuyến, từthành phố Lào Cai đến cầu Kim Thành, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận. VEC cần kết hợp với địa phương đề xuất phương án đầu tư. Vềcác thủ tục GPMB có liên quan đến nhà tài trợ, yêu cầu VEC có báo cáo thường xuyên về Bộ GTVT để tổng hợp…

Thứ trưởng cho rằng, để làm tốt được công tác GPMB, đề nghị UBND các tỉnh, thànhkịp thời có ý kiến đề xuất, phản ánh những vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án. Các địa phương cần có báo cáo chi tiết về tình hình GPMB của dự án, trong đócó nêu tiến độ cụ thể cho từng đoạn. Chủ đầu tư cần bám sát các đơn vị liên quan , đồng thời cử cán bộ có năng lực trực tiếp bám sát thị trường để khẩn trương thực hiện công tác GPMB dự án…

 

Hà Nội vào cuộc

 

Đây là một trong những dự án đầu tiên mà UBND TP Hà Nội chỉ đạo thực hiện theo qui định mới của Chính phủ và Thành phố, trong đó việc bồi thường, GPMB được tách ra thành dự án riêng và giao cho chính quyền địa phương đảm nhiệm. Toàn bộ kế hoạch, tiến độ giải phóng mặt bằng đoạn qua Hà Nội sẽ được Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Sóc Sơn xây dựng cụ thể từ nay cho tới khi bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư .

Việc xác định mốc giới thu hồi đất trên bản đồ và cắm mốc giới trên thực địa là nhiệm vụ rất quan trọng, phải dựa trên cơ sở thiết kế của tuyến đường đã được duyệt, chỉ giới mở đường và bản đồ hiện trạng tỉ lệ 1/500. Do đó, chủ đầu tư báo cáo Bộ GTVT để có ý kiến thống nhất về nội dung này, đồng thời xác định chính xác thời điểm cắm mốc giới trên thực địa để Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Sóc Sơn xây dựng kế hoạch và lập phương án bồi thường, GPMB. Đối với việc xây dựng các công trình phụ trợ như: đường gom, cầu vượt dân sinh... Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Sóc Sơn và chủ đầu tư sẽ phối hợp chặt chẽ trong một mục tiêu chung: đầu tư hợp lý, đáp ứng sự phát triển của tương lai và tránh lãng phí.

Dự án xây dựng đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai nằm trong chương trình hợp tác giữa 6 nước tiểu vùng sông Mê - Kông (Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma và Trung Quốc). Dự án triển khai sẽ góp phần thực hiện thỏa thuận cấp Chính phủ giữa Việt Nam và Trung Quốc về xây dựng, phát triển hai hành lang và một vành đai kinh tế trọng điểm, gồm: hành lang Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; hành lang Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội và vành đai duyên hải Vịnh Bắc Bộ.

 

Theo KTDT


  • 209
  • By Admin
  • 09/10/2008
  • 17