Khắc phục những "góc chết" trong phong thuỷ
Các không gian sống luôn có đồng thời vùng âm và vùng dương. Trong nhà ở, vùng âm (đặc trưng là trạng thái tĩnh, gián đoạn, góc khuất) là những nơi cố định, không bị đi xuyên qua hoặc chỉ nhìn thấy mà ít sử dụng. Còn dương (đặc trưng là mặt cong, tròn, trạng thái động) nằm ở những khu vực hoạt động thường xuyên như cổng, cửa ra vào, cửa sổ, chỗ đi lại, cầu thang… Ánh sáng, sự ấm áp tiêu biểu cho tính dương.
Theo Dịch lý Đông phương, mỗi ngôi nhà cần bố trí hài hòa âm- dương để tạo sự cân bằng khí, tránh để âm thịnh dương suy hoặc ngược lại. Những góc khuất trong nhà (vốn thuộc âm) vì thế cũng không hẳn hoàn toàn là xấu nếu được khai thác sử dụng đúng mức. Nhiều khi có những ngôi nhà rất vuông vức, nhưng cách sắp xếp đồ nội thất cũng có thể gây ra những góc khuất ít được chăm sóc. Vì thế cách khắc phục cần phải bắt đầu từ nhận định hình thế và nhu cầu sử dụng của chủ nhân.
Các góc nhọn (nhỏ hơn 90 độ) nếu lồi ra hay chĩa vào không gian sinh hoạt làm cản trở đi lại, gây va chạm và tạo cảm giác khó chịu trong tâm lý người ở. Phong thủy gọi đó là những xung sát giác và đặc biệt kỵ những “góc chết” tồn tại trong phòng trẻ em, người già cũng như phòng ngủ, vì đòi hỏi tại các phòng này độ an toàn trong sử dụng, không gian tĩnh và gọn, gặp góc cạnh nhiều là bất lợi. Cách khắc phục là làm tủ trang trí lấp vào góc kẹt, hoặc đặt cây xanh - đồ vật chắn ở đỉnh nhọn, tách biệt với phạm vi thường sử dụng.
Cần lưu ý thêm: những cánh cửa mở không hết cũng tạo ra những mũi nhọn và “góc chết” trong nội ngoại thất. Nhiều nhà khi mở cửa đón khách thường cánh cửa va luôn vào khách (nếu mở ra) hoặc chĩa ngược vào mình (khi mở vào) đó là do không chú ý khoảng lùi tại thềm nhà, tiền sảnh để cửa có chỗ tựa vào. Đối với hai cửa đi nằm gần nhau, phải chú ý khoảng mở đồng thời tránh bố trí đồ vật sát cửa sẽ gây vướng víu trong sử dụng. Cửa mở hé cũng làm gió lùa mạnh hơn và dễ bị sập, gây tai nạn nhất là với trẻ em.
Góc cầu thang có thể làm phòng vệ sinh nhỏ, kho chứa đồ, chỗ để xe, hay thậm chí để trống, mở cửa sổ lấy sáng nếu có thể.
Theo Dịch lý Đông phương, mỗi ngôi nhà cần bố trí hài hòa âm- dương để tạo sự cân bằng khí, tránh để âm thịnh dương suy hoặc ngược lại. Những góc khuất trong nhà (vốn thuộc âm) vì thế cũng không hẳn hoàn toàn là xấu nếu được khai thác sử dụng đúng mức. Nhiều khi có những ngôi nhà rất vuông vức, nhưng cách sắp xếp đồ nội thất cũng có thể gây ra những góc khuất ít được chăm sóc. Vì thế cách khắc phục cần phải bắt đầu từ nhận định hình thế và nhu cầu sử dụng của chủ nhân.
Các góc nhọn (nhỏ hơn 90 độ) nếu lồi ra hay chĩa vào không gian sinh hoạt làm cản trở đi lại, gây va chạm và tạo cảm giác khó chịu trong tâm lý người ở. Phong thủy gọi đó là những xung sát giác và đặc biệt kỵ những “góc chết” tồn tại trong phòng trẻ em, người già cũng như phòng ngủ, vì đòi hỏi tại các phòng này độ an toàn trong sử dụng, không gian tĩnh và gọn, gặp góc cạnh nhiều là bất lợi. Cách khắc phục là làm tủ trang trí lấp vào góc kẹt, hoặc đặt cây xanh - đồ vật chắn ở đỉnh nhọn, tách biệt với phạm vi thường sử dụng.
Cần lưu ý thêm: những cánh cửa mở không hết cũng tạo ra những mũi nhọn và “góc chết” trong nội ngoại thất. Nhiều nhà khi mở cửa đón khách thường cánh cửa va luôn vào khách (nếu mở ra) hoặc chĩa ngược vào mình (khi mở vào) đó là do không chú ý khoảng lùi tại thềm nhà, tiền sảnh để cửa có chỗ tựa vào. Đối với hai cửa đi nằm gần nhau, phải chú ý khoảng mở đồng thời tránh bố trí đồ vật sát cửa sẽ gây vướng víu trong sử dụng. Cửa mở hé cũng làm gió lùa mạnh hơn và dễ bị sập, gây tai nạn nhất là với trẻ em.
Góc cầu thang có thể làm phòng vệ sinh nhỏ, kho chứa đồ, chỗ để xe, hay thậm chí để trống, mở cửa sổ lấy sáng nếu có thể.
Theo Kientruc VN
- 277
- By Admin
- 26/09/2009
- 17