Khả năng “nóng” trở lại trong vòng một năm là rất khó
* Ông có nhận xét gì về thị trường BĐS nước ta hiện nay?
Lạm phát trong nước cùng suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm suy giảm và đẩy thị trường BĐS vào tình trạng khó khăn. Tuy nhiên, ngữ cảnh này vừa là thách thức, vừa là cơ hội để thị trường BĐS phát triển lành mạnh, chính quy hơn. Thách thức là do thị trường BĐS phải tự vượt qua khó khăn, thậm chí có thể xảy ra mất mát, đổ vỡ ở một số doanh nghiệp. Cơ hội là vì Nhà nước có thời gian hoàn chỉnh hệ thống quản lý, nhà đầu tư có dịp hoàn chỉnh năng lực, giá BĐS có điều kiện hạ xuống mức phù hợp với hoàn cảnh kinh tế - xã hội đất nước.
* Theo ông, thị trường BĐS nước ta có những điểm yếu nào cần khắc phục?
Thứ nhất, thị trường đang được vận hành trên một cơ sở pháp lý chưa hoàn chỉnh, quy hoạch thiếu khả thi và yếu về chất lượng, các khu vực của thị trường thiếu đồng bộ, kinh nghiệm quản lý chưa nhiều. Thứ hai, thị trường còn phụ thuộc quá nhiều vào các tính toán ngắn hạn, kể cả tư duy về đầu tư, thói quen tâm lý đám đông, cách tạo vốn phát triển thị trường, trong khi thị trường BĐS chính quy lại cần những tính toán trung và dài hạn. Thứ ba, lợi ích từ phát triển thị trường còn bị nhiều yếu tố phi thị trường chi phối, tạo nên sự không công bằng giữa các nhóm lợi ích, tình trạng đầu cơ và tham nhũng còn nặng nề, quản lý còn bị chia sẻ, độ công khai và minh bạch còn thiếu.
* Để khắc phục những điểm yếu trên, cơ quan quản lý nhà nước sẽ phải làm gì?
Trong hoàn cảnh năm 2009, các cơ quan quản lý thị trường BĐS cần tập trung thực hiện gấp việc hoàn thiện các công cụ quản lý, để trong tương lai, chúng ta có được một thị trường BĐS không có đầu cơ, công khai, minh bạch, hiệu quả và phân phối hợp lý lợi nhuận từ thị trường. Cụ thể: rà soát lại hệ thống pháp luật về bất động sản, sửa đổi, bổ sung nhằm bảo đảm tính đồng bộ và hợp lý, không còn khoảng trống và cũng không còn khoảng chồng chéo; rà soát lại hệ thống quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng, nâng cấp về chất lượng và tính khả thi trong hoàn cảnh hiện nay ở nước ta, cần tập trung vào thay đổi về cách thức quy hoạch theo cách nhìn bảo đảm phát triển bền vững; xây dựng hệ thống thuế tài sản hợp lý, trong đó chủ yếu là điều chỉnh đối với tài sản là BĐS; hoàn thiện hệ thống đăng ký BĐS thống nhất và kiện toàn bộ máy hành chính trong quản lý dựa trên nguyên tắc cải cách hành chính triệt để, mở rộng hệ thống dịch vụ hành chính công.
* Về phía nhà đầu tư, họ phải có giải pháp gì để vượt qua khó khăn, thưa ông?
Với thực trạng của thị trường địa ốc nước ta hiện nay, tự các nhà đầu tư khó có thể tìm ra giải pháp. Nếu tình hình kinh tế thế giới thuận lợi, các nhà đầu tư trong nước có thể tính tới giải pháp vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài, như chuyển nhượng dự án, liên kết, kinh doanh… Trên thực tế, tình trạng kinh tế thế giới suy giảm như hiện nay khiến giải pháp này không còn khả thi. Còn lại khả năng cuối cùng như Chính phủ Mỹ đã thực hiện là sử dụng vốn ngân sách nhà nước để giải cứu thị trường. Với khả năng ngân sách nhà nước hiện nay, thì giải pháp này cũng rất khó thực hiện.
* Dư luận đang chờ việc Chính phủ xem xét gói giải pháp kích cầu thị trường BĐS bằng ngân sách nhà nước với tổng kinh phí khá lớn cho các dự án nhà ở xã hội. Ông bình luận gì về giải pháp này?
Phương hướng của giải pháp kích cầu này là hợp lý, nhưng thực hiện như thế nào để không quay lại lối mòn bao cấp mới là điều cần bàn thảo.
* Nhận định của ông về thị trường BĐS năm 2009?
Khả năng thị trường “nóng” trở lại trong vòng một năm tới là rất khó. Ngay đầu năm 2009, các nhà đầu tư BĐS (kể cả nhà đầu cơ) đang phải đối mặt với việc trả nợ ngân hàng đối với các khoản vay trước đây. Giá nhà đất giảm, số lượng giao dịch có phục hồi nhưng không nhiều, thời hạn trả nợ cả vốn và lãi đã tới là ngữ cảnh khó khăn nhất cho các nhà đầu tư. Các hợp đồng vay vốn trước đây đều được thế chấp bằng BĐS, khi nhà đầu tư không có tiền để trả nợ, thì ngân hàng sẽ phát mại tài sản thế chấp, nguồn cung BĐS trên thị trường tăng lên, khả năng giảm giá nhà đất càng tăng. Như vậy, thị trường BĐS sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn, mà hệ quả là, khả năng giảm giá nhà đất ngày một nhiều hơn, nếu không có giải pháp tăng vốn tác động từ bên ngoài thị trường.
Lạm phát trong nước cùng suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm suy giảm và đẩy thị trường BĐS vào tình trạng khó khăn. Tuy nhiên, ngữ cảnh này vừa là thách thức, vừa là cơ hội để thị trường BĐS phát triển lành mạnh, chính quy hơn. Thách thức là do thị trường BĐS phải tự vượt qua khó khăn, thậm chí có thể xảy ra mất mát, đổ vỡ ở một số doanh nghiệp. Cơ hội là vì Nhà nước có thời gian hoàn chỉnh hệ thống quản lý, nhà đầu tư có dịp hoàn chỉnh năng lực, giá BĐS có điều kiện hạ xuống mức phù hợp với hoàn cảnh kinh tế - xã hội đất nước.
* Theo ông, thị trường BĐS nước ta có những điểm yếu nào cần khắc phục?
Thứ nhất, thị trường đang được vận hành trên một cơ sở pháp lý chưa hoàn chỉnh, quy hoạch thiếu khả thi và yếu về chất lượng, các khu vực của thị trường thiếu đồng bộ, kinh nghiệm quản lý chưa nhiều. Thứ hai, thị trường còn phụ thuộc quá nhiều vào các tính toán ngắn hạn, kể cả tư duy về đầu tư, thói quen tâm lý đám đông, cách tạo vốn phát triển thị trường, trong khi thị trường BĐS chính quy lại cần những tính toán trung và dài hạn. Thứ ba, lợi ích từ phát triển thị trường còn bị nhiều yếu tố phi thị trường chi phối, tạo nên sự không công bằng giữa các nhóm lợi ích, tình trạng đầu cơ và tham nhũng còn nặng nề, quản lý còn bị chia sẻ, độ công khai và minh bạch còn thiếu.
* Để khắc phục những điểm yếu trên, cơ quan quản lý nhà nước sẽ phải làm gì?
Trong hoàn cảnh năm 2009, các cơ quan quản lý thị trường BĐS cần tập trung thực hiện gấp việc hoàn thiện các công cụ quản lý, để trong tương lai, chúng ta có được một thị trường BĐS không có đầu cơ, công khai, minh bạch, hiệu quả và phân phối hợp lý lợi nhuận từ thị trường. Cụ thể: rà soát lại hệ thống pháp luật về bất động sản, sửa đổi, bổ sung nhằm bảo đảm tính đồng bộ và hợp lý, không còn khoảng trống và cũng không còn khoảng chồng chéo; rà soát lại hệ thống quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng, nâng cấp về chất lượng và tính khả thi trong hoàn cảnh hiện nay ở nước ta, cần tập trung vào thay đổi về cách thức quy hoạch theo cách nhìn bảo đảm phát triển bền vững; xây dựng hệ thống thuế tài sản hợp lý, trong đó chủ yếu là điều chỉnh đối với tài sản là BĐS; hoàn thiện hệ thống đăng ký BĐS thống nhất và kiện toàn bộ máy hành chính trong quản lý dựa trên nguyên tắc cải cách hành chính triệt để, mở rộng hệ thống dịch vụ hành chính công.
* Về phía nhà đầu tư, họ phải có giải pháp gì để vượt qua khó khăn, thưa ông?
Với thực trạng của thị trường địa ốc nước ta hiện nay, tự các nhà đầu tư khó có thể tìm ra giải pháp. Nếu tình hình kinh tế thế giới thuận lợi, các nhà đầu tư trong nước có thể tính tới giải pháp vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài, như chuyển nhượng dự án, liên kết, kinh doanh… Trên thực tế, tình trạng kinh tế thế giới suy giảm như hiện nay khiến giải pháp này không còn khả thi. Còn lại khả năng cuối cùng như Chính phủ Mỹ đã thực hiện là sử dụng vốn ngân sách nhà nước để giải cứu thị trường. Với khả năng ngân sách nhà nước hiện nay, thì giải pháp này cũng rất khó thực hiện.
* Dư luận đang chờ việc Chính phủ xem xét gói giải pháp kích cầu thị trường BĐS bằng ngân sách nhà nước với tổng kinh phí khá lớn cho các dự án nhà ở xã hội. Ông bình luận gì về giải pháp này?
Phương hướng của giải pháp kích cầu này là hợp lý, nhưng thực hiện như thế nào để không quay lại lối mòn bao cấp mới là điều cần bàn thảo.
* Nhận định của ông về thị trường BĐS năm 2009?
Khả năng thị trường “nóng” trở lại trong vòng một năm tới là rất khó. Ngay đầu năm 2009, các nhà đầu tư BĐS (kể cả nhà đầu cơ) đang phải đối mặt với việc trả nợ ngân hàng đối với các khoản vay trước đây. Giá nhà đất giảm, số lượng giao dịch có phục hồi nhưng không nhiều, thời hạn trả nợ cả vốn và lãi đã tới là ngữ cảnh khó khăn nhất cho các nhà đầu tư. Các hợp đồng vay vốn trước đây đều được thế chấp bằng BĐS, khi nhà đầu tư không có tiền để trả nợ, thì ngân hàng sẽ phát mại tài sản thế chấp, nguồn cung BĐS trên thị trường tăng lên, khả năng giảm giá nhà đất càng tăng. Như vậy, thị trường BĐS sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn, mà hệ quả là, khả năng giảm giá nhà đất ngày một nhiều hơn, nếu không có giải pháp tăng vốn tác động từ bên ngoài thị trường.
Theo Đầu Tư
- 220
- By Admin
- 26/12/2008
- 17