• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Indonesia: Ngân hàng “làm khó” ngành xây dựng nhà ở

Cơ quan đánh giá cho biết các công ty xây dựng BĐS có thể đối phó với tình hình bằng cách hạn chế ra mắt dự án mới và kéo dãn các kỳ hạn thanh toán nhằm tăng đòn bẩy cho các nhà thầu.

Tuy nhiên, các công ty được Fitch đánh giá đã nhìn trước được thách thức về số lượng giao dịch kém đi và luồng tiền trả trước bớt linh hoạt hơn. Fitch cho biết: “Nhu cầu nhà ở suy giảm sẽ thể hiện rõ trong phân khúc nhà trung bình vào cao cấp, mục tiêu của các nhà đầu tư và với những người có thể trì hoãn việc mua nhà.”

Trả tiền trước ở đây là việc bán bất động sản trước khi hoàn tất xây dựng. Ngân hàng Indonesia đã lo ngại về việc giá bán trung bình tăng nhanh trong lĩnh vực BĐS mấy năm vừa qua là nhờ thanh khoản dồi dào, lãi suất thấp và chính sách thế chấp lỏng lẻo. Kể từ năm ngoái, ngân hàng trung ương đã cứng rắn hơn đối với ngành BĐS.

Ảnh minh họa

Tháng 6-2012, cơ quan này đã tăng mức trả góp tối thiểu khi mua nhà hơn 70m2 lên đến 30% giá trị tài sản. Trong khi đó, mức yêu cầu tối đa trước đây chỉ là 20% giá nhà. Đến tháng 9-2012, ngân hàng trung ương đã đưa ra tỷ lệ lũy tiến cho các khoản trả góp: 40% đối với người mua nhà lần hai và 50% đối với các BĐS tiếp theo.

Các ngân hàng thương mại cũng bị cấm cho vay trả góp và ngân hàng trung ương chỉ giải ngân sau khi công trình hoàn thiện.

Fitch cho biết: “Các nhà thầu có doanh thu định kỳ ổn định, lợi nhuận doanh số cao và khả năng bảo đảm tiền tệ bằng cách giảm mua thêm quỹ đất sẽ củng cố được vị trí trong bảng xếp hạng Triển vọng Đánh giá Ổn định”. Theo Fitch, xếp hạng chỉ phản ánh sức ép tiêu cực “nếu giảm tốc được hoạt động trước bán hàng dẫn đến suy yếu luồng tiền nội bộ nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến việc vay vốn ngân hàng.”

Tuy vậy, giới chuyên môn vẫn lạc quan về BĐS Indonesia. Nhu cầu nhà ở luôn thúc ép thị trường do lực lượng dân số trẻ và tăng trưởng đều đặn và vẫn coi bất động sản là kênh đầu tư an toàn cho tương lai trong khi hệ thống trợ cấp hưu trí xã hội còn kém phát triển.

NT (Lược dịch)

  • 143
  • By Admin
  • 14/12/2013
  • 17