Hướng đi cho phát triển “kiến trúc xanh”
Bên cạnh sự tiện nghị hiện đại thì các chủ đầu tư chưa quan tâm đến những biện pháp để tiết kiệm năng lượng cũng như chưa tính đến hiệu quả kinh tế - xã hội của các biện pháp này.Nhà cao tầng tiêu thụ nhiều năng lượng
TS.KTS Lê Thị Bích Thuận, Phó Viện trưởng Viện Kiến trúc Quy hoạch Đô thị & Nông thôn (Bộ Xây dựng) cho biết, năng lượng tiêu thụ cho khu vực các tòa nhà, đặc biệt các công trình nhà ở và công trình công cộng cao tầng ngay từ năm 1994 đã chiếm khoảng 23 - 24% trên tổng số năng lượng tiêu dùng. Tỷ lệ này tăng lên rất nhiều trong thời gian gần đây khi các đô thị phát triển rất mạnh mẽ và nguồn vốn đầu tư nước ngoài gia tăng đáng kể.Nhiều công trình khách sạn cao tầng, cao ốc văn phòng và trung tâm thương mại có diện tích sàn sử dụng trên 10.000m2 và tiêu thụ điện năng lớn hơn 2 triệu KWh/năm, trong quá trình vận hành cũng chưa tiến hành công tác kiểm toán năng lượng. Phần lớn các công trình khách sạn và công trình cao tầng mới xây dựng từ nguồn vốn đầu tư nước ngoài thường được thiết kế xây dựng theo tiêu chuẩn của nước ngoài, không thích hợp với điều kiện khí hậu tự nhiên và kinh tế kỹ thuật của Việt Nam.
Vì thế, trong quá trình sử dụng nhiều năng lượng một cách không hợp lý và có nhu cầu sử dụng năng lượng lớn. Đa số các công trình công cộng như các tòa nhà hành chính, trường học, bệnh viện... được xây dựng trước đây đều dựa trên tiêu chuẩn thiết kế thấp, sử dụng các thiết bị lạc hậu có hiệu suất năng lượng chưa cao. Mặt khác, do hạn chế của điều kiện kinh tế - xã hội, việc sử dụng năng lượng trong những công trình này kém hiệu suất, gây lãng phí.
Nhận thức chưa đầy đủ
Trong thời gian qua đã có rất nhiều hoạt động của chính quyền, các nhà quản lý, các nhà tư vấn, chủ đầu tư, chủ sở hữu công trình nhằm tiết kiệm năng lượng cho công trình và gìn giữ môi trường. Tuy nhiên, hầu như các hoạt động chưa đồng bộ, dù đã có nhiều các nghiên cứu trong lĩnh vực kiến trúc tiệm cận đến "kiến trúc xanh" theo các hướng tiếp cận khác nhau. Trên thực tế, do sự nhận thức chưa đầy đủ về "kiến trúc xanh" đã dẫn đến những cách làm còn chưa triệt để, thiếu tính bền vững. Về mặt thiết kế kiến trúc, chưa phát huy được các lợi thế của điều kiện tự nhiên, các kinh nghiệm truyền thống của ông cha trong việc tạo dựng môi trường ở xứ nhiệt đới.Về mặt quản lý và sử dụng công trình chưa chú trọng toàn diện vấn đề tiết kiệm năng lượng, việc quản lý chất thải, khí thải chưa được thực hiện triệt để. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực kiến trúc tiếp cận đến kiến trúc xanh theo các hướng tiếp cận khác nhau, nhưng trên thực tế, do sự nhận thức chưa đầy đủ về kiến trúc xanh đã dẫn đến những cách làm còn chưa triệt để, thiếu tính bền vững.
Chính phủ cũng đã có những chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của các dự án về sử dụng năng lượng có hiệu quả trong các lĩnh vực. Người sử dụng vẫn loanh quanh khắc phục nắng nóng, tiếng ồn bằng những phương pháp thủ công song hết sức tốn kém như dùng quạt phun sương, điều hòa nhiệt độ, lớp mái 2 - 3 lớp mà lại thiếu những thông tin về các vật liệu tiết kiệm năng lượng có khả năng khắc phục được những nhược điểm này. Các nhà đầu tư, nhà sản xuất cũng như người sử dụng đều chịu thiệt thòi trước mắt và lâu dài.
"Tóm lại, trước khi ứng dụng rộng rãi mô hình "kiến trúc xanh" trong tiết kiệm năng lượng, chúng ta cần có những khảo sát, chuẩn bị, nghiên cứu lý thuyết... để ứng dụng hiệu quả nhất và đặc biệt cần thiết phải đưa ra một mô hình hợp lý để năng lượng được sử dụng hiệu quả, đảm bảo môi trường phát triển bền vững tại Việt Nam" - TS. KTS Lê Thị Bích Thuận nói.
*Theo kết quả điều tra do Bộ KH&CN thực hiện, phần vỏ những công trình kém hiệu quả cách nhiệt và lắp đặt thiết bị đã làm thất thoát nguồn năng lượng sử dụng trong công trình xây dựng 20 - 30%. Hiện, VN chưa xây dựng được thị trường tiêu thụ vật liệu thân thiện môi trường, chưa khích lệ tiêu dùng, đầu tư công nghệ chưa tương xứng dẫn đến năng suất thấp, chủng loại không phong phú. *Theo kết quả kiểm toán của Trung tâm Tiết kiệm Năng lượng Tp.HCM, khách sạn Continental đã tiết kiệm gần 1 tỷ đồng/năm trên khoản chi trả hơn 2 tỷ đồng cho chi phí năng lượng (trong đó chi phí cho hệ thống máy điều hòa, hệ thống chiếu sáng và máy nước nóng sinh hoạt là cao nhất, chiếm khoảng 89% tổng chi phí năng lượng). *Bộ Xây dựng đang có kế hoạch trình Chính phủ đưa ra chế tài bắt buộc sử dụng vật liệu gạch không nung ở các công trình xây dựng. Tuy nhiên, để vật liệu xây không nung thay thế hoàn toàn gạch nung bằng lò thủ công không phải chuyện một sớm một chiều. Ông Phạm Văn Bắc (Phó Vụ trưởng Vụ VLXD, Bộ Xây dựng) |
(Theo KTĐT)
- 0
- By Admin
- 27/05/2011
- 17