HoREA kiến nghị gia hạn thời gian cho vay gói 30.000 tỷ đến năm 2018
Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Tp.HCM - HoREA, ông Lê Hoàng Châu, đã có chia sẻ xoay quanh những vướng mắc về việc triển khai gói hỗ trợ 30 nghìn tỷ đồng cho thị trường bất động sản (BĐS).
- Tình hình giải ngân gói 30 nghìn tỷ hiện nay tại Tp.HCM có thể nói là khá ì ạch. Ông có thể cho biết quan điểm của mình về vấn đề này?
Sự ra đời của gói 30 nghìn tỷ được xem như gói giải pháp tình thế để giảm thiểu nợ xấu và lượng hàng tồn kho cao trên thị trường BĐS, nhất là tạo điều kiện cho những người thu nhập thấp có thể tiếp cận được nhà ở.
Với tỷ lệ giải ngân 26%, tới thời điểm này, mức giải ngân của gói 30 nghìn tỷ là quá thấp. Riêng tại Tp.HCM, đã có 2.009 tỷ đồng đã được giải ngân, chiếm khoảng 6%. So với cam kết như kế hoạch ban đầu sẽ giải ngân 50%, con số này quả thực thấp hơn rất nhiều. Trong khi đó, lại có rất nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Tp.HCM được duyệt làm nhà ở xã hội.
Chủ tịch HoREA - ông Lê Hoàng Châu |
Trong số đó, Công ty 548 đã quyết định rút khỏi chương trình nhà ở xã hội; còn Công ty Tấn Hưng xây dựng 3.000 căn nhà ở xã hội tại quận 8 nhưng tới giờ các thủ tục đầu tư xây dựng vẫn chưa được triển khai xong. Trong gói hỗ trợ này, chỉ có 3 doanh nghiệp được giải ngân đó là Công ty CP Đầu tư Thủ Thiêm với 48,6 tỷ đồng, công ty TNHH Đầu tư BĐS Tân Bình với 19 tỷ và Hoàng Quân với 443 tỷ đồng.
- Mục tiêu ban đầu khi xây dựng gói tín dụng này đó là sẽ tạo ra cú hích lớn cho thị trường bất động sản. Song, trước sự chậm trễ trong việc thực hiện như hiện nay thì hình như chưa có đột phá?
Để tạo ra cú hích cho thị trường bất động sản, tốc độ giải ngân cần được đẩy nhanh hơn nữa và phải giải quyết đúng đối tượng vay vốn. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng cho rằng nếu giải ngân nhanh sẽ không đúng đối tượng và trên thị trường không có nhiều sản phẩm nhà ở dành cho người có thu nhập thấp. Nhưng Bộ Xây dựng lại cho rằng giải ngân nhanh thì không đúng đối tượng, và sản phẩm nhà ở cho người thu nhập thấp trên thị trường không nhiều.
Nguyên nhân cũng một phần là ở sự nỗ lực chưa hết mình của chính quyền các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương để hỗ trợ việc chuyển đổi các dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội cho doanh nghiệp. Đơn cử như Tp.HCM hiện đang có không ít doanh nghiệp nộp hồ sơ xin chuyển đổi, tuy nhiên lại lo ngại về việc gia tăng áp lực dân số cho cơ sở hạ tầng hiện hữu nếu điều chỉnh diện tích căn hộ.
Chỉ có thể tạo ra cú hích cho thị trường bất động sản nếu cùng chung tay đẩy nhanh thời gian giải quyết các thủ tục pháp lý cho phép chuyển đổi từ dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội và nỗ lực trong việc tái cấu trúc lại những căn hộ có diện tích lớn. Cùng với đó, người thu nhập thấp sẽ được tạo điều kiện để tiếp cận được với nhà ở.
Gói hỗ trợ 30 nghìn tỷ được giải ngân càng nhanh thì những "điểm nghẽn" của thị trường bất động sản sẽ được giải thoát chóng vánh.
- UBND TP và HoREA đã đưa ra kiến nghị kéo dài thêm thời hạn triển khai gói hỗ trợ này. Song, ngay cả khi gia hạn thêm, hiệu quả của việc giải ngân vẫn sẽ như cũ nếu cách thực hiện vẫn duy trì như hiện nay. Vậy chúng ta phải làm như thế nào để cách thức triển khai được "kích hoạt", thưa ông?
Việc kéo dài thời gian triển khai gói 30 nghìn tỷ đồng được UBND Tp.HCM và HoREA cùng thống nhất về quan điểm. Trước tiên đề nghị gia hạn thêm đến ngày 31/5/2018, đây cũng là thời điểm phù hợp theo những văn bản hiện hành. Đến thời điểm này nhất định phải hoàn thiện việc giải ngân để người thu nhập thấp có thể tiếp cận được nhà ở.
Quy định chứng minh thu nhập khi muốn vay vốn ngân hàng mua nhà ở với người có thu nhập thấp cũng đã được Chính phủ ngừng thực hiện mới đây. Tuy nhiên, quy định trên chỉ được áp dụng cho những dự án nhà ở thương mại giá rẻ, trong khi đó với nhà ở xã hội vẫn không có sự thay đổi nào. Theo quy định, chỉ những người có thu nhập hàng tháng ít hơn 9 triệu đồng mới được vay gói hỗ trợ này. Đây cũng chính là nút thắt lớn nhất hiện nay đang cần được gỡ bỏ, bởi khách hàng phải đảm bảo trả được nợ thì ngân hàng mới có thể cho vay.
Bên cạnh đó, phải giữ được sự ổn định đối với thời hạn vay, chính sách lãi suất, ân hạn cho người vay và chính sách về nguồn vốn tín dụng cho chương trình nhà ở xã hội với lãi suất cố định hàng năm là từ 3-3,5% và thời hạn vay là 20 năm.
Người cho vay sẽ được hưởng thời gian ân hạn là trong 3 năm đầu tiên chưa cần trả lãi vay (sẽ càng tốt nếu chưa trả vốn gốc). 3-4% tổng dự nợ tín dụng là mức tối đa mà các ngân hàng thương mại được phép sử dụng để cho vay đối với doanh nghiệp làm nhà ở xã hội, các đối tượng mua nhà ở xã hội. Ngân hàng thương mại sẽ được tái cấp vốn bởi ngân hàng nhà nước với lãi suất dưới 1,5%.
Với những giải pháp trên, hy vọng rằng trước thời điểm gia hạn sẽ có thể giải quyết nhanh gói tín dụng 30 nghìn tỷ đồng.
HoREA cho rằng, việc kéo dài gói cho vay mua nhà ở xã hội từ 10 lên 15 năm với lãi suất ưu đãi như thời gian qua đã là rất tốt. Tuy nhiên cần phải có những ưu đãi đặc biệt hơn đối với lĩnh vực nhà ở xã hội. Thời gian tối thiểu để vay mua nhà nhà ở xã hội phải là 20 năm. Ở những quốc gia khác, hầu hết chính sách này sẽ được kéo dài từ 20-30 năm. Chẳng hạn như Singapore, hiện đất nước này đang cho người nghèo vay để mua nhà ở xã hội lâu nhất là 35 năm, còn hầu hết là 25 năm và như ở Việt Nam thì thời hạn 20 năm là hợp lý. Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội cố định luôn là 3-3,5%/năm trong suốt thời hạn vay. Điều này sẽ phù hợp hơn với thông lệ quốc tế (theo thông lệ quốc tế cũng là từ 3-3,5%/năm). Hiện nếu xét theo từng năm thì mức lãi suất 5%/năm của gói 30 nghìn tỷ như vậy là quá cao. |
- 0
- By Admin
- 21/08/2015
- 17