Hà Nội phê duyệt chỉ giới đường cao tốc Hòa Lạc-Hòa Bình
Tuyến đường có chiều dài 13km, qua địa phận huyện Thạch Thất và huyện Ba Vì. Điểm đầu tuyến là Km0+00 tại nút giao của Đại lộ Thăng Long với quốc lộ (QL) 21 đang được thi công xây dựng. Điểm cuối tuyến là Km13+050 tại ranh giới TP Hà Nội với tỉnh Hòa Bình. Quy mô mặt cắt ngang đường chia thành 3 đoạn. Đoạn 1 (từ nút giao QL21 tới Km1+800) có chiều rộng mặt cắt ngang thay đổi từ 144-180m; đoạn 2 (từ Km1+800 tới nút giao dự kiến với đường Hồ Chí Minh giai đoạn II) có chiều rộng mặt cắt ngang 120m; đoạn 3 (từ nút giao dự kiến với đường Hồ Chí Minh giai đoạn II tới ranh giới Hà Nội-Hòa Bình tại Km13+050) có chiều rộng mặt cắt ngang điển hình khoảng 87m.
Trên tuyến có 4 nút giao thông khác mức. Cụ thể: nút giao liên thông với QL21 và Đại lộ Thăng Long; nút giao tại Km2+880 là nút giao liên thông kết nối khu đô thị Đông Xuân, Tiến Xuân với khu Đại học Quốc gia; nút giao tại Km4+450; nút giao tại Km7+500 là nút giao liên hợp giữa 3 trục đường lớn là đường cao tốc Hòa Lạc-Hòa Bình, đường Hồ Chí Minh và trục đường Hồ Tây-Ba Vì.
* UBND TP Hà Nội cũng vừa ban hành quyết định phê duyệt CGĐĐ nút giao hoàn chỉnh giữa dự án cầu Thanh Trì với QL5, tỷ lệ 1/500. Dự án có vị trí thuộc địa bàn quận Long Biên và huyện Gia Lâm (nút giao giữa các tuyến đường vành đai 3-QL1B và đường Nguyễn Văn Linh-Nguyễn Đức Thuận). Diện tích chiếm đất của nút giao và các tuyến đường đấu nối vào nút khoảng 50ha. Về quy mô các tuyến đường vào nút giao, đường Nguyễn Văn Linh-Nguyễn Đức Thuận là đường trục chính đô thị. Các đoạn tuyến tiếp giáp nút giao có bề mặt cắt ngang rộng 60m; đường gom đô thị phía Nam đường sắt rộng 16m.
Đường vành đai 3-QL1B là đường cao tốc đô thị (có đường gom đô thị hai bên). Các đoạn tuyến tiếp giáp nút giao có bề mặt cắt ngang rộng 80m gồm 8 làn đường xe chạy chính (6 làn cao tốc và 2 làn dừng xe khẩn cấp); đường gom đô thị là các tuyến đường 2-3 làn xe; vỉa hè của đường gom đô thị có dự trữ hành lang xây dựng đường dành cho xe buýt nhanh-BRT…
Trên tuyến có 4 nút giao thông khác mức. Cụ thể: nút giao liên thông với QL21 và Đại lộ Thăng Long; nút giao tại Km2+880 là nút giao liên thông kết nối khu đô thị Đông Xuân, Tiến Xuân với khu Đại học Quốc gia; nút giao tại Km4+450; nút giao tại Km7+500 là nút giao liên hợp giữa 3 trục đường lớn là đường cao tốc Hòa Lạc-Hòa Bình, đường Hồ Chí Minh và trục đường Hồ Tây-Ba Vì.
* UBND TP Hà Nội cũng vừa ban hành quyết định phê duyệt CGĐĐ nút giao hoàn chỉnh giữa dự án cầu Thanh Trì với QL5, tỷ lệ 1/500. Dự án có vị trí thuộc địa bàn quận Long Biên và huyện Gia Lâm (nút giao giữa các tuyến đường vành đai 3-QL1B và đường Nguyễn Văn Linh-Nguyễn Đức Thuận). Diện tích chiếm đất của nút giao và các tuyến đường đấu nối vào nút khoảng 50ha. Về quy mô các tuyến đường vào nút giao, đường Nguyễn Văn Linh-Nguyễn Đức Thuận là đường trục chính đô thị. Các đoạn tuyến tiếp giáp nút giao có bề mặt cắt ngang rộng 60m; đường gom đô thị phía Nam đường sắt rộng 16m.
Đường vành đai 3-QL1B là đường cao tốc đô thị (có đường gom đô thị hai bên). Các đoạn tuyến tiếp giáp nút giao có bề mặt cắt ngang rộng 80m gồm 8 làn đường xe chạy chính (6 làn cao tốc và 2 làn dừng xe khẩn cấp); đường gom đô thị là các tuyến đường 2-3 làn xe; vỉa hè của đường gom đô thị có dự trữ hành lang xây dựng đường dành cho xe buýt nhanh-BRT…
- 245
- By Admin
- 25/01/2013
- 17