• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Hà Nội nghiên cứu xây khu du lịch 50ha bên sông Hồng

Theo đó, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch đề xuất trung tâm có quy mô khoảng 50 ha, nằm trên địa bàn quận Tây Hồ và quận Bắc Từ Liêm. Phía bắc sẽ giáp sông Hồng, phía nam giáp đường An Dương Vương, phía tây giáp hành lang bảo vệ cầu Thăng Long, phía đông giáp hành lang bảo vệ cầu Nhật Tân.

Hiện giới chức trách Hà Nội kỳ vọng Dự án Trung tâm du lịch văn hóa sông Hồng sẽ là khu vui chơi giải trí; góp phần quảng bá, xúc tiến du lịch thủ đô.

KTS Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Giám đốc Sở quy hoạch - kiến trúc Hà Nội cho biết trước đây Hà Nội từng có ý định làm thành phố du lịch hai bên sông Hồng. Rất nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc, Trung Quốc muốn 'nhảy' vào nhưng đề xuất mãi chưa triển khai được.

Còn ông Tô Văn Động thì nói với Đất Việt rằng, đây mới chỉ là đề xuất xin chủ trương của Thành phố.

"Nếu được Thành phố cho phép, đồng ý triển khai thì chúng tôi sẽ có những nghiên cứu tiếp theo để tính toán phương án thu xếp kinh phí ra sao, từng hạng mục như thế nào", ông Động nói.


Trước đây từng có dự án biến sông Hồng sẽ trở thành trục không gian chính của thành phố Hà Nội
với những cao ốc tài chính quốc tế, chung cư cao cấp, công viên đô thị ở ven bờ sông

Theo Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, phương án xây dựng Trung tâm du lịch văn hóa sông Hồng phù hợp với quy hoạch phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến 2030.

Cụ thể theo quy hoạch, du lịch Hà Nội sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có sản phẩm du lịch chất lượng cao, có thương hiệu và đậm đà bản sắc dân tộc. Hà Nội sẽ trở thành một điểm đến hấp dẫn, có đẳng cấp và xứng đáng là trung tâm du lịch của khu vực và cả nước.

Xây công viên nhiều... để phí

Liên quan đến phát triển khu vui chơi giải trí, hôm nay 15/5, Sở Xây dựng Hà Nội công bố Quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa và hồ nước TP.Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo quy hoạch, khu vực hồ Tây và vùng phụ cận sẽ khai thác cảnh quan tự nhiên sẵn có (mặt nước hồ Tây, hồ Trúc Bạch, bán đảo Quảng An), các di sản truyền thống (phủ Tây Hồ, chùa Phổ Linh, chùa Hoàng Ân), phát triển hình thức chủ yếu là công viên văn hóa, nghỉ ngơi yên tĩnh, các hoạt động thể thao nhẹ trên mặt nước và gắn với du lịch.

Khu vực Mỹ Đình sẽ lấy hạt nhân là Khu liên hợp thể thao Quốc gia Mỹ Đình để xây dựng mạng lưới công viên, vườn hoa, hồ nước theo hướng công viên văn hóa nghỉ ngơi, kết hợp rèn luyện thể thao quần chúng, chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Trong đó, sẽ xây dựng các công viên mới phía Nam nghĩa trang Mai Dịch, công viên Khu liên hợp thể thao Quốc gia.

Tại khu vực Yên Sở, sẽ tận dụng thế mạnh từ diện tích mặt nước lớn của hồ Yên Sở (khoảng 150ha), qũy đất phát triển, trên cơ sở các dự án đang triển khai sẽ định hướng phát triển các hình thức công viên văn hóa tổng hợp kết hợp vui chơi giải trí.

 Công viên Yên Sở đã được đầu tư hàng tỉ đô la nhưng mãi chưa đưa vào sử dụng, khai thác
Công viên Yên Sở đã được đầu tư hàng tỉ đô la nhưng mãi chưa đưa vào sử dụng, khai thác

Trước đó từ năm Thành phố từng cho phép triển khai xây dựng công viên Yên Sở với quy mô được xem là lớn nhất châu Á.

Công viên được hoàn thành vào năm 2012 với tổng số tiền đầu tư 2 tỷ USD song vì nhiều lý do, mấy năm qua công viên này vẫn chưa chính thức đi vào hoạt động.

Mãi tới đầu tháng 4/2014, UBND thành phố Hà Nội mới có văn bản đồng ý cho phép mở cửa Công viên Yên Sở. Theo đó, Công viên Yên Sở sẽ được mở cửa miễn phí để phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân Thủ đô.

  • 114
  • By Admin
  • 16/05/2014
  • 17