• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Hà Nội kêu gọi đầu tư vào các dự án khủng

Vừa qua, UBND TP. Hà Nội vừa công bố danh sách 11 dự án để thu hút đầu tư, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: Hạ tầng xã hội đô thị, hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ, thương mại và công nghiệp.

Trong số này hiện đang có 8 dự án kêu gọi, lựa chọn chủ đầu tư: Khu thương mại dịch vụ tổ hợp Uy Nỗ, Bệnh viện quốc tế Gia Lâm, Đường sắt đô thị tuyến số 6, Nhà máy xử lý chất thải Công nghệ cao Bắc Sơn - Sóc Sơn, Khu Công nghiệp Phú Nghĩa, Xây Dựng kinh doanh tổng hợp sân vận động bể bơi, Khu Công nghiệp sạch Sóc Sơn, Khu Công nghiệp kỹ thuật cao Đông Anh.

Tập trung vào dòng vốn “sạch”

3 dự án còn lại hiện cũng đang kêu gọi nhà đầu tư thứ phát, bao gồm: Khu Công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội, Trung tâm thương mại Aoen Mall và Khu Công nghiệp Phú Nghĩa.

Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại & Du lịch Hà Nội, ông Nguyễn Gia Phương cho rằng, TP. Hà Nội trong thời điểm hiện tại đã có một sự chuẩn bị tương đối kỹ càng đề thu hút đầu tư. Mục tiêu đặt ra đó là tập trung vào các đối tác chiến lược, tránh dàn trải, xúc tiến đầu tư có trọng tâm để thu hút được những dòng vốn FDI "sạch".

Thời gian sắp tới, các biện pháp xúc tiến đầu tư sẽ được Hà Nội đổi mới theo hướng cụ thể hoá, cập nhật cũng như cung cấp thông tin cho vác nhà đầu tư. Bên cạnh đó, TP cũng giới thiệu một cách cụ thể danh sách những dự án có sử dụng đất, khu công nghệ cao, khu công nghiệp hiện đang kêu gọi đầu tư.

Không những vậy, Hà Nội cũng triển khai những hội thảo xúc tiến đầu tư, du lịch và thương mại tại một vài TP lớn ở Nhật Bản; tổ chức các cuộc họp với phía doanh nghiệp hiện đang kinh doanh tại Hà Nội một cách thường xuyên để cung cấp thông tin về chính sách đầu tư, cơ chế, hiệp định thương mại…

dự án bđs hà nội
TP. Hà Nội đang kêu gọi đầu tư cho 11 dự án "khủng"

Với xu hướng duy trì vốn FDI đều đặn trong những năm trở lại đây, thủ đô Hà Nội đang giữ vị trí thứ 3/63 tỉnh thành trên cả nước về thu hút vốn FDI. Đến tháng 7/2015, tại đây đã có hơn 3.300 dự án cùng tổng vốn đăng ký khoảng 26,5 tỷ USD.

Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội, ông Nguyễn Ngọc Tuấn, cho biết, trong 5 năm gần đây, tổng số vốn đầu tư phát triển trên địa bàn TP đã tăng gấp 2 lần so với giai đoạn 2006-2010 và đạt 1.400 tỷ đồng. Vốn FDI nắm giữ một vai trò vô cùng quan trọng khi thủ đô Hà Nội là 1 trong 3 tỉnh thành dẫn đầu cả nước về việc thu hút nguồn vốn FDI.

Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch & đầu tư, ông Đỗ Nhất Hoàng nhận định, FDI tại Hà Nội là một nguồn vốn có tính chọn lọc và tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực như BĐS, công nghệ sạch, công nghệ cao và có nguồn lao động chất lượng cao.

Cần phải có tổ công tác hỗ trợ đầu tư

Với vị thế quan trọng, là trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị của cả nước, đầy đủ cơ sở hạ tầng cũng như thuận lợi về kết nối giao thông, Hà Nội đang sở hữu nhiều lợi thế lớn đối với việc thu hút FDI. Địa phương này cũng có nguồn lao động với chất lượng cao, có thể đáp ứng cho nhiều loại hình kinh tế và sức tiêu dùng ở đây cũng đứng thứ 2 cả nước về sức mua và quy mô.

Phó trưởng đại diện tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản tại Hà Nội, bà Kana Miyazaki, đánh giá, Hà Nội không chỉ có lợi thế về hạ tầng mà còn là nơi tập trung của rất nhiều khu công nghiệp, và hiện cũng có hơn 30% số công ty Nhật Bản tại Việt Nam đặt trụ sở tại Hà Nội.

Tuy nhiên, nếu thực sự muốn các dự án trên có thể thu hút được vốn FDI, theo bà Miyazaki, Hà Nội cần phải đưa ra những chính sách khích lệ và thu hút nhà đầu tư một cách hấp dẫn và khác biệt hơn. Bên cạnh đó, thực hiện một cách hiệu quả công tác giới thiệu dự án, xúc tiến đầu tư với những nhà đầu tư.

Cũng về vấn đề này, ông Hoàng lại cho rằng, để các nhà đầu tư nắm bắt được thông tin một cách hiệu quả nhất, TP. Hà Nội nên củng cố thêm thông tin đầu tư như dự án, chính sách, đối tác, nguồn nhân lực của Việt Nam có thể hợp tác với những nhà đầu tư khi đến đầu tư tại TP; đồng thời tiến hành phân loại các nhà đầu tư.

Ông Hoàng cho rằng: “Hà Nội có nhiều nhà đầu tư quan tâm đến dự án lớn, nhưng nghiên cứu dự án lớn mất nhiều thời gian. Do đó, cần có tổ công tác hỗ trợ nhà đầu tư, giảm thiểu đi đến nhiều cửa, mỗi nơi một kiểu để hỗ trợ cho nhà đầu tư nhằm rút ngắn thời gian chuẩn bị”.

Cũng vì Hà Nội có nhiều dự án với tính đặc thù chuyên ngành, chuyên sâu, nên theo khuyến nghị của vị đại diện Cục Đầu tư nước ngoài, cần phải dành sự quan tâm hơn nữa đến các công ty tư vấn, ngân hàng và quỹ để hỗ trợ cho nhà đầu tư sớm đưa ra quyết định đầu tư.

  • 0
  • By Admin
  • 25/08/2015
  • 17