• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Hà Nội duyệt quy hoạch sử dụng đất huyện Gia Lâm

Theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Gia Lâm, đất nông nghiệp chiếm 36,19% (4.151,73ha); đất phi nông nghiệp chiếm 63,74% (7.313,42ha); còn lại 0,07% là dành quỹ đất chưa sử dụng. Trong 5 năm kỳ đầu, diện tích đất nông nghiệp được sử dụng giảm dần, diện tích đất phi nông nghiệp tăng dần, tuy nhiên diện tích tăng, giảm không đáng kể.

UBND thành phố giao UBND huyện Gia Lâm tổ chức công bố, công khai quy hoạch, thực hiện thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo đúng quy hoạch đồng thời xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm trên địa bàn.

Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm định kỳ tổ chức kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và báo cáo lên UBND thành phố.

Đất nông nghiệp tại xã Cổ Bi, Huyện Gia Lâm

Huyện Gia Lâm nằm ở phía Đông của Thủ đô Hà Nội. Phía Bắc của Huyện là quận Long Biên; phía Tây Nam có địa giới là dòng sông Hồng, bên kia bờ là huyện Thanh Trì và quận Hoàng Mai; phía Đông Bắc và Đông giáp với các huyện Từ Sơn, Tiên Du, Thuận Thành của tỉnh Bắc Ninh; phía Nam giáp với huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Diện tích: 114,79 km2. Dân số: khoảng 243.957 người.

Gia Lâm được xác định là vùng kinh tế trọng điểm, là địa bàn quân sự chiến lược ở phía Đông của Thủ đô Hà Nội. Trên địa bàn huyện có nhiều tuyến đường giao thông quan trọng đã và đang được đầu tư xây dựng: Quốc lộ 1A; Quốc lộ 1B; Quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên; Quốc lộ 5; Đường ôtô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; đường Hà Nội - Hưng Yên; đường 181...; đường thuỷ sông Hồng, sông Đuống, ga Yên Viên và hệ thống đường sắt ngược lên phía Bắc, Đông Bắc và xuôi cảng biển Hải phòng. Trên địa bàn Huyện có nhiều khu đô thị, khu công nghiệp và các trung tâm thương mại được hình thành; nhiều làng nghề nổi tiếng, thu hút đông khách thập phương trong và ngoài nước như làng gốm sứ Bát Tràng, dát vàng, may da Kiêu Kỵ, chế biến thuốc bắc Ninh Giang.

  • 182
  • By Admin
  • 23/05/2014
  • 17