Hà Nội: "Thương thảo" công trình gây lún, nứt 3 nhà dân
Theo quy định này, thì công trình tại 203 đường Minh Khai chỉ được phép tiếp tục thi công, xây dựng khi các bên đạt được thỏa thuận.Sau khi bài phản ánh việc Mặc dù công ty TNHH Space 21 Fonexim đã thừa nhận việc xây dựng công tại 203 đường Minh Khai, quận Hai Bà trưng làm lún, nứt nhà của 3 hộ dân, nhưng nhiều tháng trôi qua công ty này vẫn “phớt lờ” việc đền bù, bồi thường cho các hộ dân.
Vào chiều ngày 22/4, UBND phường Minh Khai đã tiến hành mời các hộ dân và chủ đầu tư dự án trên làm việc, yêu cầu chủ đầu tư sớm giải quyết dứt điểm vụ việc này.
Theo đó, trong vòng tháng 5/2011, chủ đầu tư công trình 203 Minh Khai sẽ phải bồi thường dứt điểm cho 3 hộ dân. Việc làm trên sẽ được UBND phường Minh Khai giám sát chặt chẽ. Quá trình giải quyết sự việc trên nếu phát sinh những vấn đề bất cập vượt quá thẩm quyền giải quyết, UBND phường Minh Khai sẽ xin ý kiến UBND quận Hai Bà Trưng để xử lý dứt điểm vụ việc.
Nhìn nhận về sự việc trên dưới góc độ pháp luật, luật sư Trương Anh Tú, Trưởng Văn phòng Luật sư Trương Anh Tú (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho hay: Trường hợp Công ty TNHH Space 21 Fonexim tiến hành xây dựng thi công tại 203 phố Minh Khai làm lún, nứt nhà của 3 hộ dân được coi là công trình xây dựng vi phạm trật tự đô thị theo quy định tại khoản 4, điều 5, Nghị định 180/2007/NĐ - CP (Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị), cụ thể:
" Công trình xây dựng vi phạm trật tự đô thị.
4. Công trình xây dựng có tác động đến chất lượng công trình lân cận; ảnh hưởng đến môi trường, cộng đồng dân cư"
Các biện pháp xử lý đối với công trình xây dựng vi phạm trật tự đô thị (quy định tại điều 4) nghị định 180/2007/NĐ-CP như sau:
"1. Ngừng thi công xây dựng công trình.
2. Đình chỉ thi công xây dựng công trình, áp dụng các biện pháp ngừng cung cấp điện, nước: thông báo cho cơ quan có thẩm quyền không cung cấp các dịch vụ điện nước, các hoạt động kinh doanh và các dịch vụ khác đối với công trình xây dựng vi phạm.
3. Cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm.
4. Buộc bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra.
5. Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự.
6. Ngoài các hình thức xử lý quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này thì đối với chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu tư vấn thiết kế, nhà thầu tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình có hành vi vi phạm trật tự xây dựng đô thị còn bị nêu tên trên website của Bộ Xây dựng và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng."
Đây là các biện pháp xử lý chung đối với các công trình bị vi phạm.
Trong trường hợp như của Công ty TNHH Space 21 Fonexim thì việc xử lý vi phạm, cụ thể điều 15 nghị định 180/2007/NĐ-CP quy định như sau:
"Xử lý công trình xây dựng ảnh hưởng đến chất lượng công trình lân cận; ảnh hưởng đến môi trường, cộng đồng dân cư:
1. Trường hợp công trình xây dựng gây lún, nứt, thấm, dột hoặc có nguy cơ làm sụp đổ các công trình lân cận thì phải ngừng thi công xây dựng để thực hiện bồi thường thiệt hại:
a) Việc bồi thường thiệt hại do chủ đầu tư và bên bị thiệt hại tự thỏa thuận; Trường hợp các bên không thoả thuận được thì bên thiệt hại có quyền khởi kiện đòi bồi thường tại toà án;
b) Công trình chỉ được phép tiếp tục thi công xây dựng khi các bên đạt được thỏa thuận việc bồi thường thiệt hại.
2. Trường hợp công trình xây dựng gây ô nhiễm môi trường khu vực lân cận, để vật tư, vật liệu và thiết bị thi công gây cản trở giao thông công cộng thì phải ngừng thi công xây dựng; chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng phải có biện pháp khắc phục hậu quả; việc thi công xây dựng chỉ được phép tiếp tục khi chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng đã hoàn thành việc khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại và bảo đảm không làm ảnh hưởng đến môi trường khu vực lân cận.
3. Trường hợp chủ đầu tư, nhà thầu thi công không thực hiện các quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này phải bị đình chỉ thi công xây dựng, đồng thời, áp dụng biện pháp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 Nghị định này cho đến khi chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng hoàn thành việc khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại."
Như vậy, theo các quy định của điều luật nói trên Công ty TNHH Space 21 Fonexim phải có trách nhiệm bồi thường cho các hộ dân theo đúng thỏa thuận giữa các bên. Trong trường hợp phía Công ty TNHH Space 21 Fonexim không thực hiện trách nhiệm của mình các hộ dân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ thi công công trình và áp dụng các biện pháp buộc phải tháo dỡ công trình, ngừng cung cấp điện nước, cấm xe chở vật liệu, vât tư, công nhân vào thi công…
Ngoài ra các hộ dân có quyền khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu các bên không thỏa thuận được với nhau về việc bồi thường nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng cho mình.
(Theo dantri)
- 0
- By Admin
- 23/04/2011
- 17