Hà Nội: Tăng giá đất ở các khu vực mới
Hôm nay (8-12), HĐND TP Hà Nội khai mạc kỳ họp thứ 17. Đây là kỳ họp thường kỳ đầu tiên sau khi mở rộng thủ đô. Một trong nhữngvấn đề được cử tri quan tâm là việc xử lý chênh lệch giá đất giữa TP Hà Nội và các địa bàn thuộc tỉnh Hà Tây, Hòa Bình, Vĩnh Phúc cũ.
Giá đất Hà Đông gần bằng quận Thanh Xuân
Tờ trình của UBND TP Hà Nội nêu rõ giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tại các quận, huyện thuộc Hà Nội cũ cơ bản ổn định. Giá đất ở, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tại một số khu vực Hà Tây cũ, đặc biệt là khu vực giáp ranh Hà Nội thấp hơn nhiều so với giá đất của Hà Nội cũ. Giá đất nông nghiệp của các tỉnh Hà Tây, Hòa Bình, Vĩnh Phúc chỉ bằng 20%-40% khung giá Chính phủ quy định trong khi Hà Nội áp mức tối đa cho phép là 120%.
Vì vậy, UBND TP Hà Nội đề xuất điều chỉnh giá đất tại một số địa bàn thuộc tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh, bốn xã của tỉnh Hòa Bình cũ tăng từ ngày 1-1-2009. Mức tăng tương quan giá đất giữa các khu vực, tuyến đường, loại đất ở vùng giáp ranh và những khu vực có tốc độ đô thị hóa nhanh (xem bảng).
Chưa bồi thường sẽ áp giá mới
Trao đổi với phóng viên, trưởng Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng, đại biểu HĐND TP Hà Nội Nguyễn Đức Biền, nhận xét việc điều chỉnh lại giá đất là hợp lý. Về giải phóng mặt bằng, triển khai các dự án mà phần lớn nằm ở những vùng giáp ranh trước đây cơ bản là thuận lợi. “Các dự án đã lên phương án di dời, giải tỏa trong năm 2008 mà chưa bồi thường thì sẽ được áp theo giá mới từ 1-1-2009, người dân sẽ được lợi. Các dự án đã hoàn thành bồi thường, giải tỏa trước 1-1-2009 thì không được xem xét lại. Những dự án đang thực hiện dở dang, nếu phần nào chưa kịp bồi thường mà lỗi không phải của người dân thì sẽ được áp dụng giá mới để bồi thường” - ông Biền nói.
Theo ông Biền, đối tượng được hưởng lợi sau khi có khung giá đất mới là người dân tại các dự án ở những vùng giáp ranh. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng mâu thuẫn sẽ phát sinh ở những dự án đang bồi thường dở dang vì cùng một dự án mà những người nhận tiền bồi thường trước thiệt thòi hơn những người nhận tiền bồi thường sau 1-1-2009. “Có lẽ đối với những trường hợp cụ thể, UBND TP sẽ có chính sách để đảm bảo hài hòa lợi ích của các hộ dân” - ông Biền kiến nghị.
Đại biểu Phạm Thị Loan cũng cho rằng sẽ không tránh khỏi sự so bì của người dân trước việc thực hiện giá cũ, giá mới. “Người dân cần chia sẻ với chính quyền vì sự thay đổi này mang lại nhiều lợi ích cho dân hơn. Điều đáng nói là chúng ta cần tiêu chuẩn hóa việc định giá đất, giải quyết các vướng mắc một cách đồng bộ, thấu đáo, tránh sự thay đổi thường xuyên” - bà Loan nói.
Giá đất Hà Đông gần bằng quận Thanh Xuân
Tờ trình của UBND TP Hà Nội nêu rõ giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tại các quận, huyện thuộc Hà Nội cũ cơ bản ổn định. Giá đất ở, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tại một số khu vực Hà Tây cũ, đặc biệt là khu vực giáp ranh Hà Nội thấp hơn nhiều so với giá đất của Hà Nội cũ. Giá đất nông nghiệp của các tỉnh Hà Tây, Hòa Bình, Vĩnh Phúc chỉ bằng 20%-40% khung giá Chính phủ quy định trong khi Hà Nội áp mức tối đa cho phép là 120%.
Vì vậy, UBND TP Hà Nội đề xuất điều chỉnh giá đất tại một số địa bàn thuộc tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh, bốn xã của tỉnh Hòa Bình cũ tăng từ ngày 1-1-2009. Mức tăng tương quan giá đất giữa các khu vực, tuyến đường, loại đất ở vùng giáp ranh và những khu vực có tốc độ đô thị hóa nhanh (xem bảng).
Chưa bồi thường sẽ áp giá mới
Trao đổi với phóng viên, trưởng Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng, đại biểu HĐND TP Hà Nội Nguyễn Đức Biền, nhận xét việc điều chỉnh lại giá đất là hợp lý. Về giải phóng mặt bằng, triển khai các dự án mà phần lớn nằm ở những vùng giáp ranh trước đây cơ bản là thuận lợi. “Các dự án đã lên phương án di dời, giải tỏa trong năm 2008 mà chưa bồi thường thì sẽ được áp theo giá mới từ 1-1-2009, người dân sẽ được lợi. Các dự án đã hoàn thành bồi thường, giải tỏa trước 1-1-2009 thì không được xem xét lại. Những dự án đang thực hiện dở dang, nếu phần nào chưa kịp bồi thường mà lỗi không phải của người dân thì sẽ được áp dụng giá mới để bồi thường” - ông Biền nói.
Theo ông Biền, đối tượng được hưởng lợi sau khi có khung giá đất mới là người dân tại các dự án ở những vùng giáp ranh. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng mâu thuẫn sẽ phát sinh ở những dự án đang bồi thường dở dang vì cùng một dự án mà những người nhận tiền bồi thường trước thiệt thòi hơn những người nhận tiền bồi thường sau 1-1-2009. “Có lẽ đối với những trường hợp cụ thể, UBND TP sẽ có chính sách để đảm bảo hài hòa lợi ích của các hộ dân” - ông Biền kiến nghị.
Đại biểu Phạm Thị Loan cũng cho rằng sẽ không tránh khỏi sự so bì của người dân trước việc thực hiện giá cũ, giá mới. “Người dân cần chia sẻ với chính quyền vì sự thay đổi này mang lại nhiều lợi ích cho dân hơn. Điều đáng nói là chúng ta cần tiêu chuẩn hóa việc định giá đất, giải quyết các vướng mắc một cách đồng bộ, thấu đáo, tránh sự thay đổi thường xuyên” - bà Loan nói.
Theo Pháp Luật TP
- 215
- By Admin
- 08/12/2008
- 17