Hà Nội: Quy hoạch nghĩa trang cần 30.000 tỷ đồng
Theo Đồ án Quy hoạch nghĩa trang Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050, tổng nhu cầu vốn cho toàn bộ Quy hoạch và phân kỳ khoảng gần 30.000 tỷ đồng. Cụ thể giai đoạn từ nay đến 2020 cần khoảng 12.500 tỷ đồng, giai đoạn 2020 – 2030 cần nguồn vốn khoảng 5.600 tỷ đồng, giai đoạn 2030-2050 cần trên 11.000 tỷ đồng.
Nguồn vốn đầu tư được huy động tổng hợp từ các nguồn lực đầu tư như vốn vay ODA, nguồn vốn ngân sách, vay vốn thương mại từ chi nhánh quỹ hỗ trợ phát triển của Thủ đô Hà Nội, mở rộng các hình thức BOO, BOT, PPP. Tổng diện tích xây dựng toàn nghĩa trang khoảng 2744 ha, chiếm 0,82% diện tích đất tự nhiên toàn Thành phố.
Trong đó có 6 nghĩa trang tập trung Thành phố: Yên Kỳ, Vĩnh Hằng, Thanh Tước, Mai Dịch, Văn Điển, Sài Đồng với tổng diện tích 104 ha; 3 nghĩa trang cấp huyện đặt tại thị xã Sơn Tây, Vạn Phúc - Q. Hà Đông, Xuân Đỉnh – H. Từ Liêm với tổng diện tích 13 ha; Ở cấp xã có 2336 nghĩa trang với tổng diện tích khoảng 2626 ha.
Tờ trình do Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Khôi đưa ra nhận định công tác quản lý nghĩa trang chưa đồng bộ, thống nhất. Sở Xây dựng, Sở Lao động Thương binh và Xã hội chỉ đang quản lý các nghĩa trang tập trung và các nhà tang lễ Thành phố. Bệnh viện quản lý các nhà tang lễ trong bệnh viện. Quận, huyện được giao quản lý các nghĩa trang trên địa bàn nhưng cũng không có người chuyên trách quản lý.
Bên cạnh đó phần lớn các nghĩa trang nông thôn đều thiếu quy hoạch lâu dài, tình trạng lấn chiếm đất nghĩa trang còn nhiều. Phần đất dành để an táng cho người chết tại các nghĩa trang trên địa bàn Thành phố đang cạn kiệt do nghĩa trang cũ không còn đất. Mặt khác thành phố Hà Nội còn chưa có nhà tang lễ đúng tiêu chuẩn, phù hợp với xu hướng phát triển.
Trước thực tế đó, giải pháp được UBND TP đưa ra là từng bước thay đổi hình thức truyền thống (địa táng) sang hình thức mới (hỏa táng), nhằm tiến tới hình thức táng văn minh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm quỹ đất cho tương lai.
Hà Nội sẽ cần 30.000 tỷ phục vụ đề án quy hoạch nghĩa trang đến năm 2050. Ảnh MH |
Nguồn vốn đầu tư được huy động tổng hợp từ các nguồn lực đầu tư như vốn vay ODA, nguồn vốn ngân sách, vay vốn thương mại từ chi nhánh quỹ hỗ trợ phát triển của Thủ đô Hà Nội, mở rộng các hình thức BOO, BOT, PPP. Tổng diện tích xây dựng toàn nghĩa trang khoảng 2744 ha, chiếm 0,82% diện tích đất tự nhiên toàn Thành phố.
Trong đó có 6 nghĩa trang tập trung Thành phố: Yên Kỳ, Vĩnh Hằng, Thanh Tước, Mai Dịch, Văn Điển, Sài Đồng với tổng diện tích 104 ha; 3 nghĩa trang cấp huyện đặt tại thị xã Sơn Tây, Vạn Phúc - Q. Hà Đông, Xuân Đỉnh – H. Từ Liêm với tổng diện tích 13 ha; Ở cấp xã có 2336 nghĩa trang với tổng diện tích khoảng 2626 ha.
Tờ trình do Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Khôi đưa ra nhận định công tác quản lý nghĩa trang chưa đồng bộ, thống nhất. Sở Xây dựng, Sở Lao động Thương binh và Xã hội chỉ đang quản lý các nghĩa trang tập trung và các nhà tang lễ Thành phố. Bệnh viện quản lý các nhà tang lễ trong bệnh viện. Quận, huyện được giao quản lý các nghĩa trang trên địa bàn nhưng cũng không có người chuyên trách quản lý.
Bên cạnh đó phần lớn các nghĩa trang nông thôn đều thiếu quy hoạch lâu dài, tình trạng lấn chiếm đất nghĩa trang còn nhiều. Phần đất dành để an táng cho người chết tại các nghĩa trang trên địa bàn Thành phố đang cạn kiệt do nghĩa trang cũ không còn đất. Mặt khác thành phố Hà Nội còn chưa có nhà tang lễ đúng tiêu chuẩn, phù hợp với xu hướng phát triển.
Trước thực tế đó, giải pháp được UBND TP đưa ra là từng bước thay đổi hình thức truyền thống (địa táng) sang hình thức mới (hỏa táng), nhằm tiến tới hình thức táng văn minh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm quỹ đất cho tương lai.
- 152
- By Admin
- 07/12/2012
- 17