Hà Nội: Quy định quản lý quy hoạch, kiến trúc khu phố cổ
Mục tiêu xây dựng Quy chế nhằm cung cấp căn cứ để chính quyền các cấp, các đơn vị, cơ quan thực hiện công tác quản lý, kiểm soát kiến trúc - quy hoạch, cấp phép xây dựng, cải tạo, chỉnh trang, xây dựng mới công trình; giải pháp để thực hiện giãn dân phố cổ; làm cơ sở để lập quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị các không gian, khu vực, tuyến đường đặc thù trong phạm vi KPC.
Theo dự thảo, KPC được chia thành 3 vùng: Vùng bảo tồn, tôn tạo có diện tích khoảng 23ha, bao gồm 29 tuyến phố, 17 ô phố. Tại đây sẽ bảo tồn, khai thác, nhân rộng các công trình kiến trúc đặc trưng, cho phép các chức năng thương mại, dịch vụ, hạn chế chức năng ở và các nghề ảnh hưởng môi trường.
Khu vực phát triển có diện tích gần 59ha, bao gồm 57 tuyến phố, 66 ô phố, tại đây cho phép chức năng các khách sạn quy mô nhỏ, dịch vụ thương mại, ẩm thực, hạn chế chức năng ở và các ngành kinh doanh ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục.
Theo dự thảo, KPC được chia thành 3 vùng: Vùng bảo tồn, tôn tạo có diện tích khoảng 23ha, bao gồm 29 tuyến phố, 17 ô phố. Tại đây sẽ bảo tồn, khai thác, nhân rộng các công trình kiến trúc đặc trưng, cho phép các chức năng thương mại, dịch vụ, hạn chế chức năng ở và các nghề ảnh hưởng môi trường.
Khu vực phát triển có diện tích gần 59ha, bao gồm 57 tuyến phố, 66 ô phố, tại đây cho phép chức năng các khách sạn quy mô nhỏ, dịch vụ thương mại, ẩm thực, hạn chế chức năng ở và các ngành kinh doanh ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục.
Phố Hàng Đường |
Quy chế cũng xác định khu vực liền kề cần kiểm soát không gian (hết thửa đất ngoài mặt phố các tuyến đường bao quanh các phố Hàng Thùng - Cầu Gỗ - Hàng Bông - Hàng Gai - Phùng Hưng - Hàng Đậu, tổng diện tích 7,19ha). Tại đây sẽ kiểm soát không gian kiến trúc chuyển tiếp, tăng cường bổ sung, hỗ trợ các chức năng cho KPC như: Đầu mối giao thông, giao thông tĩnh, không gian ngầm, thương mại, khách sạn quy mô lớn. Khu vực hỗ trợ chức năng hạ tầng đô thị bao gồm 2 phường Phúc Tân, Chương Dương.
Một trong 4 điểm mới trong Quy chế này, là tính việc giảm dân số KPC xuống dưới 50 nghìn người, mật độ xây dựng trong từng ô phố không quá 70%; và các quy định hoạt động thương mại, dịch vụ…
Sau khi nghe ý kiến góp ý, Chủ tịch TP Nguyễn Thế Thảo nhấn mạnh, việc bảo tồn phát huy các gía trị khu phố cổ là rất cần thiết và cho rằng, đây là văn bản quy phạm pháp luật quan trọng, cần phải tính tới các yếu tố liên quan…
Chủ tịch đề nghị, ban soạn thảo cần làm rõ một số nội dung, như dự báo phân bổ dân cư, định hướng không gian thiết kế kiến trúc, mạng lưới hạ tầng, đường xá, đất đai, dân số, hạ tầng…; xác định rõ phạm vi, đối tượng trong quy chế. Đặc biệt là giải pháp quản lý, phù hợp với các quy định của luật về quản lý đất đai, xây dựng, dân cư, kiến trúc, hạ tầng, việc cải tạo, xây dựng...
Ngoài ra, quy chế cần đưa ra giải pháp, dãn dân; quy hoạch đất dành một số không gian chung để mở rộng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội…; xác định, những vùng, khu vực, tuyến phố phải bảo tồn, tôn tạo; không gian, công trình nào phải bảo tồn và phục chế, mật độ, chiều cao xây dựng; mô hình của kiến trúc để bảo tồn, tôn tạo thế nào, có đưa yếu tố hiện đại vào không... cần làm rõ; việc cải tạo nâng cấp mạng lưới hạ tầng điện, nước, giao thông, hệ thống quảng cáo… cũng phải quy định.
Trên tinh thần đó, Chủ tịch yêu cầu các ngành chức năng liên quan, khẩn trương hoàn thiện quy hoạch phân khu theo định hướng quy chế, tiến hành thiết kế đô thị, quy hoạch chi tiết một số tuyến trọng điểm để thành phố xem xét.
Quy chế cũng đề xuất 5 loại hình kiến trúc cần bảo tồn, nhân rộng, đó là: Nhà kiểu Việt Nam trước năm 1900; nhà kiểu Trung Hoa trước năm 1930; nhà kiểu Địa Trung Hải châu Âu thời kỳ 1900-1930; nhà kiểu Anpo châu Âu thời kỳ 1900-1930; nhà kiểu Art-Deco thời kỳ 1931-1945; nhà bản xứ thời kỳ 1955-1975. Hiện KPC có 215 công trình có giá trị đặc biệt, 335 công trình có giá trị.
- 138
- By Admin
- 21/12/2012
- 17