Hà Nội: Quản lý quy hoạch tồn tại nhiều bất cập
Nhiều chủ đầu tư "ôm” đất
Quá nhiều chủ đầu tư "ôm” đất mà không triển khai dẫn tới quy hoạch "treo” đó là tình trạng của nhiều dự án tại một số địa phương mà Đoàn giám sát đã làm việc. Chẳng hạn, tại quận Hà Đông theo báo cáo của UBND quận, giai đoạn 2008 - 2012, trên địa bàn Hà Đông đã được phê duyệt nhiều quy hoạch, dự án đầu tư. Sau khi mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, qua rà soát, 240 đồ án, dự án trên địa bàn TP được phép tiếp tục triển khai, riêng Hà Đông có 82 đồ án, dự án. Tuy nhiên, nhiều dự án như các dự án ven đường Nguyễn Trãi, Quang Trung, Lê Trọng Tấn… đã để quá lâu không triển khai khiến người dân bức xúc.
Về công tác quản lý trật tự xây dựng cũng không kém phần lộn xộn. Chánh Thanh tra Xây dựng quận Hà Đông Nguyễn Bá Phùng cho biết, quận đã phối hợp các ban, ngành kiểm tra 33 dự án, hầu hết các dự án đã thực hiện đúng các quy định. Nhưng bên cạnh đó vẫn có dự án vi phạm quy hoạch và sau đó đã làm thủ tục điều chỉnh quy hoạch như tòa nhà 200 Quang Trung. Lúc đầu dự án này có quy mô 25 tầng, sau đó điều chỉnh lên 30 tầng…
Cũng rơi vào tình trạng chậm triển khai hoặc triển khai vài hạng mục rồi lại bỏ dở hoặc quá trình xây dựng đã xong nhưng chủ đầu tư không chịu khớp nối hạ tầng, Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy Dương Cao Thanh cho biết: Hiện trên địa bàn quận có 11 dự án khu nhà ở, khu đô thị mới. Ngoại trừ khu đô thị mới Cầu Giấy do UBND quận quản lý, còn lại các khu đô thị đều do các chủ đầu tư tự quản lý vì… chưa hoàn thiện. Hiện các dự án khu đô thị, khu nhà ở đều đang trong tình trạng đầu tư dở dang nên các chủ đầu tư chưa bàn giao cho quận quản lý, từ đó dẫn đến những bất cập, thiếu đồng bộ trong việc quản lý duy trì hệ thống hạ tầng (hiện có 3 khu đã cơ bản hoàn thành, 8 khu vẫn đang tiếp tục đầu tư xây dựng).
Không quản chặt sẽ trả giá đắt
Lý giải tại sao nhiều sai phạm trong vấn đề đất đai, quản lý quy hoạch ở Hà Đông ông Nguyễn Bá Phùng cho biết, nhiều sai phạm được phát hiện kịp thời nhưng quận lại không đủ thẩm quyền xử lý. Dẫn chứng về vấn đề này ông Phùng cho hay, qua kiểm tra, quận cũng đã phát hiện một số dự án có hành vi lấn chiếm đất. Nhưng theo quy định hiện hành, việc xử lý phải căn cứ vào giá đất, nhưng giá đất thay đổi theo năm và chủ yếu các mức xử phạt vi phạm (tính thành tiền theo diện tích vi phạm) đều thuộc thẩm quyền xử lý của TP.
Báo cáo với Đoàn giám sát, ông Phùng bày tỏ băn khoăn, nếu tất cả các hồ sơ đều chuyển TP thì sẽ không thể xử lý được vì thời hạn xử lý chỉ có 10 ngày. Cùng với những hạn chế, vướng mắc do một số nội dung tại các quy định pháp luật hiện hành còn chồng chéo, gây khó khăn cho xử lý vi phạm, việc đội ngũ quản lý trật tự xây dựng đô thị, thanh tra xây dựng chưa chính thức được "khai sinh” (vẫn thực hiện thí điểm từ năm 2007 đến nay) cũng gây không ít khó khăn cho lực lượng này trong thực hiện nhiệm vụ.
Về các giải pháp để các đơn vị quản lý tốt việc thực hiện đúng quy hoạch, Phó Chủ tịch HĐND TP Lê Văn Hoạt cho rằng, cần phân cấp mạnh cho cơ sở trong việc lập, thẩm định quy hoạch để các đơn vị tự chịu trách nhiệm về việc quản lý trong địa bàn của mình. Tuy nhiên, phân cấp không có nghĩa là chính quyền cấp trên buông tay mà phải tạo điều kiện để các đơn vị này làm tốt hơn. Làm được như vậy mới không tái diễn nhiều dự án "treo”, nhiều công trình không khớp nối mà không ai đứng ra chịu trách nhiệm. Ông Hoạt cho biết, tốc độ đô thị hóa tại Thủ đô đã, đang và sẽ còn tiếp tục diễn ra rất nhanh. Rất nhiều quận hiện nay đang có những công trường ngổn ngang, nếu không quản lý chặt về quy hoạch sẽ phải trả giá đắt trong tương lai gần.
Không chỉ phân cấp rạch ròi trách nhiệm mà cần mạnh tay hơn nữa với những địa phương để xảy ra tình trạng quy hoạch "treo”. Nhiều ý kiến cho rằng, để tránh và xóa quy hoạch "treo”, trước hết, cần đánh giá lại một cách chuẩn xác từng quy hoạch đang bị coi là treo và đối với những quy hoạch có thể thực hiện sớm thì tập trung nguồn lực để thực hiện ngay. Những quy hoạch xét thấy cần thiết nhưng trước mắt chưa có khả năng thực hiện được thì nên điều chỉnh mốc thời gian thực hiện. Những quy hoạch không hợp lý, không có tính khả thi phải quyết định hủy bỏ ngay. Cơ quan có thẩm quyền phải kiên quyết thu hồi các dự án mà chủ đầu tư không có khả năng thực hiện để giao lại cho tổ chức, cá nhân có năng lực thực hiện. Làm được như vậy mới tránh được tình trạng chủ đầu tư ôm đất của dân mà không chịu tuân thủ đúng quy hoạch.
Quá nhiều chủ đầu tư "ôm” đất mà không triển khai dẫn tới quy hoạch "treo” đó là tình trạng của nhiều dự án tại một số địa phương mà Đoàn giám sát đã làm việc. Chẳng hạn, tại quận Hà Đông theo báo cáo của UBND quận, giai đoạn 2008 - 2012, trên địa bàn Hà Đông đã được phê duyệt nhiều quy hoạch, dự án đầu tư. Sau khi mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, qua rà soát, 240 đồ án, dự án trên địa bàn TP được phép tiếp tục triển khai, riêng Hà Đông có 82 đồ án, dự án. Tuy nhiên, nhiều dự án như các dự án ven đường Nguyễn Trãi, Quang Trung, Lê Trọng Tấn… đã để quá lâu không triển khai khiến người dân bức xúc.
Về công tác quản lý trật tự xây dựng cũng không kém phần lộn xộn. Chánh Thanh tra Xây dựng quận Hà Đông Nguyễn Bá Phùng cho biết, quận đã phối hợp các ban, ngành kiểm tra 33 dự án, hầu hết các dự án đã thực hiện đúng các quy định. Nhưng bên cạnh đó vẫn có dự án vi phạm quy hoạch và sau đó đã làm thủ tục điều chỉnh quy hoạch như tòa nhà 200 Quang Trung. Lúc đầu dự án này có quy mô 25 tầng, sau đó điều chỉnh lên 30 tầng…
Diện mạo mới của đô thị. Ảnh: Hoàng Long |
Cũng rơi vào tình trạng chậm triển khai hoặc triển khai vài hạng mục rồi lại bỏ dở hoặc quá trình xây dựng đã xong nhưng chủ đầu tư không chịu khớp nối hạ tầng, Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy Dương Cao Thanh cho biết: Hiện trên địa bàn quận có 11 dự án khu nhà ở, khu đô thị mới. Ngoại trừ khu đô thị mới Cầu Giấy do UBND quận quản lý, còn lại các khu đô thị đều do các chủ đầu tư tự quản lý vì… chưa hoàn thiện. Hiện các dự án khu đô thị, khu nhà ở đều đang trong tình trạng đầu tư dở dang nên các chủ đầu tư chưa bàn giao cho quận quản lý, từ đó dẫn đến những bất cập, thiếu đồng bộ trong việc quản lý duy trì hệ thống hạ tầng (hiện có 3 khu đã cơ bản hoàn thành, 8 khu vẫn đang tiếp tục đầu tư xây dựng).
Không quản chặt sẽ trả giá đắt
Lý giải tại sao nhiều sai phạm trong vấn đề đất đai, quản lý quy hoạch ở Hà Đông ông Nguyễn Bá Phùng cho biết, nhiều sai phạm được phát hiện kịp thời nhưng quận lại không đủ thẩm quyền xử lý. Dẫn chứng về vấn đề này ông Phùng cho hay, qua kiểm tra, quận cũng đã phát hiện một số dự án có hành vi lấn chiếm đất. Nhưng theo quy định hiện hành, việc xử lý phải căn cứ vào giá đất, nhưng giá đất thay đổi theo năm và chủ yếu các mức xử phạt vi phạm (tính thành tiền theo diện tích vi phạm) đều thuộc thẩm quyền xử lý của TP.
Báo cáo với Đoàn giám sát, ông Phùng bày tỏ băn khoăn, nếu tất cả các hồ sơ đều chuyển TP thì sẽ không thể xử lý được vì thời hạn xử lý chỉ có 10 ngày. Cùng với những hạn chế, vướng mắc do một số nội dung tại các quy định pháp luật hiện hành còn chồng chéo, gây khó khăn cho xử lý vi phạm, việc đội ngũ quản lý trật tự xây dựng đô thị, thanh tra xây dựng chưa chính thức được "khai sinh” (vẫn thực hiện thí điểm từ năm 2007 đến nay) cũng gây không ít khó khăn cho lực lượng này trong thực hiện nhiệm vụ.
Về các giải pháp để các đơn vị quản lý tốt việc thực hiện đúng quy hoạch, Phó Chủ tịch HĐND TP Lê Văn Hoạt cho rằng, cần phân cấp mạnh cho cơ sở trong việc lập, thẩm định quy hoạch để các đơn vị tự chịu trách nhiệm về việc quản lý trong địa bàn của mình. Tuy nhiên, phân cấp không có nghĩa là chính quyền cấp trên buông tay mà phải tạo điều kiện để các đơn vị này làm tốt hơn. Làm được như vậy mới không tái diễn nhiều dự án "treo”, nhiều công trình không khớp nối mà không ai đứng ra chịu trách nhiệm. Ông Hoạt cho biết, tốc độ đô thị hóa tại Thủ đô đã, đang và sẽ còn tiếp tục diễn ra rất nhanh. Rất nhiều quận hiện nay đang có những công trường ngổn ngang, nếu không quản lý chặt về quy hoạch sẽ phải trả giá đắt trong tương lai gần.
Không chỉ phân cấp rạch ròi trách nhiệm mà cần mạnh tay hơn nữa với những địa phương để xảy ra tình trạng quy hoạch "treo”. Nhiều ý kiến cho rằng, để tránh và xóa quy hoạch "treo”, trước hết, cần đánh giá lại một cách chuẩn xác từng quy hoạch đang bị coi là treo và đối với những quy hoạch có thể thực hiện sớm thì tập trung nguồn lực để thực hiện ngay. Những quy hoạch xét thấy cần thiết nhưng trước mắt chưa có khả năng thực hiện được thì nên điều chỉnh mốc thời gian thực hiện. Những quy hoạch không hợp lý, không có tính khả thi phải quyết định hủy bỏ ngay. Cơ quan có thẩm quyền phải kiên quyết thu hồi các dự án mà chủ đầu tư không có khả năng thực hiện để giao lại cho tổ chức, cá nhân có năng lực thực hiện. Làm được như vậy mới tránh được tình trạng chủ đầu tư ôm đất của dân mà không chịu tuân thủ đúng quy hoạch.
- 162
- By Admin
- 18/03/2013
- 17