Hà Nội: Phát hiện hàng loạt sai phạm của 6 "đại gia" BĐS
1. Kết quả kiểm tra tại Dự án Nhà chung cư, tái định cư và trung tâm thương mại tại địa chỉ số 14 ngõ 376 đường Bưởi, phường Vĩnh Phúc, Ba Đình do công ty TNHH Hoà Bình làm chủ đầu tư cho thấy, dự án này đã hoàn thành xây dựng từ năm 2007 và hiện đã bán được 120/189 căn, còn lại 69 căn dành cho UBND TP bố trí tái định cư. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, công ty vẫn chưa nộp hồ sơ cấp GCN.Tại Dự án này, Chủ đầu tư được phát hiện đã vi phạm về quy hoạch và giấy phép xây dựng như: diện tích xây dựng tăng thêm 155m2; số tầng vượt 3 tầng (tăng từ 21 lên 24 tầng). Mặc dù UBND TP đã có văn bản chấp thuận về nguyên tắc đề xuất của Sở Xây dựng thành phố, nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành thủ tục điều chỉnh quy hoạch và giấy phép xây dựng.
Hiện tại, Chủ đầu tư mới nộp tiền sử dụng đất đối với diện tích xây dựng 795m2, diện tích còn lại để cho thuê, nhưng thực tế chỉ còn khoảng sân nhỏ, hẹp bao quanh nhà chung cư không thể sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh.
Hàng loạt dự án nhà ở tại Hà Nội bị phát hiện có sai phạm - ảnh minh hoạ |
2. Với Dự án Khu đô thị Nam Thăng Long (Ciputra) tại quận Tây Hồ và huyện Từ Liêm (Chủ đầu tư là Công ty TNHH phát triển đô thị Nam Thăng Long), hiện đã hoàn thành chuyển nhượng toàn bộ các căn hộ và nhà ở liền kề của 2 giai đoạn nhưng có 36 căn liền kề thuộc giai đoạn I chưa nộp hồ sơ do các hộ không nộp đủ giấy tờ để làm thủ tục cấp GCN, chủ yếu do các hộ đã chuyển nhượng nhưng chưa làm thủ tục. Đặc biệt, 2 toà nhà chung cư của dự án này được Thành phố xác định miễn nộp tiền sử dụng đất, nhưng chủ đầu tư vẫn bán theo 1 giá thống nhất với các nhà chung cư không được miễn nộp tiền sử dụng đất, tức là trong giá bán nhà có bao gồm cả tiền sử dụng đất. Đây là điều không đúng với quy định của pháp luật tại thời điểm đó.
3. Tại Dự án Khu nhà ở Đại Mỗ thấp tầng do Tổng Công ty Thuỷ tinh và gốm sứ (Viglacera) làm Chủ đầu tư, Chủ đầu tư đã phân chia diện tích lo không đúng với quy hoạch đã được phê duyệt và diệnt ích xây dựng không đúng theo giấy phép xây dựng đã được cấp (cụ thể, khu B11 vượt 32m2/căn; khu B12 vượt 40m2/căn; khuNV1 vượt 56m2/căn). Ngoài ra, còn tình trạng mua đi bán lại nhà đất theo hình thức hợp đồng uỷ quyền cho người mua để làm thủ tục cấp GCN, nộp tiền, kể cả quyền bán nhà cho người khác).
4. Đối với Dự án nhà ở The Mannor ở huyện Từ Liêm (do Tập đoàn Bitexco làm chủ đầu tư); Tập đoàn Sông Đà chuyển nhượng dự án cho Tập đoàn Bitexo từ năm 2002 nhưng không làm thủ tục chuyển nhượng dự án và chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định, mặc dù đã hoàn thành xây dựng và chuyển nhượng hết nhà đất. Ngoài ra, khi làm thủ tục cấp GCN, Công ty đã thu phí cấp GCN bằng 0,5% giá trị hợp đồng theo Hợp đồng mua bán căn hộ. Theo Bộ TN&MT, điều này trái với quy định của pháp luật.
5. Tại Dự án Xây dựng nhà liền kề để bán tại xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm (do công ty Tư vấn Đầu tư xây dựng và phát triển đô thị Hà Nội Hacid làm chủ đầu tư), hiện đã chuyển nhượng và bàn giao xong nhà ở cho bên mua từ năm 2009, nhưng khu nhà liềnkề này chưa làm thủ tục cấp GCN được vì trong Hợp đồng bán nhà, công ty chỉ bán đúng bằng diện tích xây dựng, nhưng thực tế công ty bàn giao cho các hộ mua nhà diện tích lớn hơn hợp đồng đã ký (bàn giao cả diện tích sân, vườn ngoài phạm vi quy hoạch) nhưng chưa nộp tiền sử dụng đất. Còn đối với khu chung cư thì tình trạng mua bán trao tay chiếm tỷ lệ tới trên 70%, nhiều trường hợp mua bán qua nhiều lần nên rất khó khăn, phức tạp cho việc làm thủ tục cấp GCN.
6. Đặc biệt, tại Dự án Toà nhà 198 Nguyễn Tuân do công ty Cổ phần lắp máy, điện nước làm chủ đầu tư, theo Bộ TN&MT, việc UBND TP Hà nội cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sang xây dựng nhà hỗn hợp, chủ yếu để ở mà vẫn áp dụng hình thức thuê đất thời hạn 20 năm trả tiền thuê hàng năm là không đúng quy định của pháp luật đất đai. Thực tế, hiện nay Chủ đầu tư đã bán toàn bộ các căn hộ theo giá trị trường.
(Theo VnMedia)
- 0
- By Admin
- 27/12/2011
- 17