Hà Nội: "Phá sản" quy hoạch bãi đỗ xe
Ngày làm việc thứ ba, kỳ họp thứ 6 HĐND TP Hà Nội bắt đầu nóng lên từ ý kiến này của đại biểu Nguyễn Hoài Nam. HĐND TP Hà Nội đã dành trọn ngày 5/12 cho hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn, trong đó hai nội dung đáng chú ý nhất là chuyển đổi công năng dự án, đặc biệt là các dự án xây dựng bãi đỗ xe và dự án “treo”.
Thiếu bãi đỗ xe, thừa trung tâm thương mại
“Chúng ta đều thấy TP đang phải trả giá cho việc không có chỗ đỗ ôtô, phải lấy hè đường làm nơi đỗ ôtô. Vậy trách nhiệm của Sở Quy hoạch - kiến trúc ra sao? Thứ hai, chỉ trong thời gian ba năm mà một quận có tới 41/63 dự án được điều chỉnh sai với quy hoạch của TP để biến thành văn phòng, nhà ở.
Ngay tại khu Trung Hòa - Nhân Chính, một khu đất có diện tích 3.000m2 dành làm bãi đỗ xe bảy tầng, cũng đã biến thành dự án nhà ở. Tôi muốn hỏi việc điều chỉnh như vậy thì sở có trách nhiệm như thế nào?” - đại biểu (ĐB) Nguyễn Hoài Nam, trưởng Ban pháp chế HĐND TP, chất vấn.
“Chúng ta đều thấy TP đang phải trả giá cho việc không có chỗ đỗ ôtô, phải lấy hè đường làm nơi đỗ ôtô. Vậy trách nhiệm của Sở Quy hoạch - kiến trúc ra sao? Thứ hai, chỉ trong thời gian ba năm mà một quận có tới 41/63 dự án được điều chỉnh sai với quy hoạch của TP để biến thành văn phòng, nhà ở.
Ngay tại khu Trung Hòa - Nhân Chính, một khu đất có diện tích 3.000m2 dành làm bãi đỗ xe bảy tầng, cũng đã biến thành dự án nhà ở. Tôi muốn hỏi việc điều chỉnh như vậy thì sở có trách nhiệm như thế nào?” - đại biểu (ĐB) Nguyễn Hoài Nam, trưởng Ban pháp chế HĐND TP, chất vấn.
Tại khu Trung Hòa-Nhân Chính, 3.000m2 đất quy hoạch làm bãi đỗ xe 7 tầng đã được biến thành dự án nhà ở, hiện nay dự án này đang được thi công phần móng. |
Giải trình trước các ĐB, giám đốc Sở Quy hoạch - kiến trúc Hà Nội Nguyễn Văn Hải thừa nhận “có cho phép điều chỉnh quy hoạch” và giải thích: điều chỉnh ở đây phải theo nguyên tắc giữ nguyên công suất theo quy hoạch và phải bù đắp công suất của cả dự án điều chỉnh. “Phần lớn được chúng tôi yêu cầu tăng công suất của khu vực lên từ 1,5-2 lần để đảm bảo chỗ đỗ xe, quá trình làm phải xin ý kiến cộng đồng, các ngành để có sự đồng thuận” - ông Hải nói.
Riêng việc cho phép điều chỉnh vị trí 3.000m2 quy hoạch nhà đỗ xe ở Trung Hòa - Nhân Chính sang xây trung tâm thương mại, nhà ở, ông Nguyễn Văn Hải lý giải: “Theo quy hoạch, đường Lê Văn Lương là trục đường xuyên tâm rất quan trọng vào TP.
Từ trước năm 2000, xác định khu đất 3.000m2 này là công trình bãi đỗ xe, nhà đỗ xe. Sau đó, đến khi chuẩn bị kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long đã xác định đường Lê Văn Lương, đường Phạm Hùng là hai tuyến đường đẹp nhất thủ đô, tạo bộ mặt đô thị cho thủ đô. Trong quá trình trao đổi, bàn bạc, chúng tôi có kiến nghị nhà đỗ xe ngay trên mặt đường Lê Văn Lương sẽ không đẹp. Chúng ta có nhu cầu đỗ xe, nhưng đỗ ở chỗ nào chứ không nên đỗ ở ven đường”.
Ông Hải thừa nhận: “Tôi có kiến nghị với khu đất 3.000m2 đó nên dành xây dựng trung tâm thương mại, căn hộ, dành toàn bộ phần dưới làm chỗ đỗ xe và đã được UBND TP đồng ý. Đến thời điểm này, tôi thấy việc đề xuất đó là đúng, đáp ứng được các yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội cũng như quy hoạch kiến trúc của thủ đô. Còn lại có những nội dung chưa phù hợp thì trong quá trình triển khai quy hoạch phân khu tới đây chúng tôi sẽ xem xét, đảm bảo đáp ứng được năng lực giao thông của TP”.
“Nặng” thu đất của dân, “nhẹ” thu đất doanh nghiệp?
Trả lời chất vấn của nhiều ĐB về thực tế nhiều dự án để đất hoang hóa hàng chục năm vẫn không bị thu hồi, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Hồng Khanh cho biết TP bắt đầu xử lý quyết liệt các dự án “treo”. Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện 779 tổ chức sử dụng đất có vi phạm, xử phạt hành chính 100 tổ chức, thu hồi dự án của 45 tổ chức.
Theo ĐB Trần Thị Thanh Nhàn - bí thư Quận ủy Hoàng Mai, việc thu hồi đất của người dân rồi để hoang là điều người dân khó chấp nhận. “Dự án của Công ty Kính mắt Hà Nội thu hồi đất từ 5-6 năm nay. Toàn bộ diện tích mấy nghìn mét vuông không sử dụng một tí nào. Cử tri quận tôi mong TP thu hồi để xây dựng công trình công ích, liệu TP dám quyết liệt thu hồi không?” - ĐB Nhàn hỏi thẳng phó chủ tịch TP.
Ngay sau đó, ông Vũ Hồng Khanh khẳng định: “Không có chuyện TP không dám làm, không quyết liệt xử lý. Việc ĐB Nhàn nêu, tôi đề nghị Sở Tài nguyên - môi trường kiểm tra, báo cáo hướng xử lý sớm nhất”.
Đặt vấn đề khi thu hồi đất của các hộ dân phục vụ cho các doanh nghiệp thì làm quyết liệt, thậm chí tổ chức cưỡng chế, còn các dự án của doanh nghiệp vi phạm pháp luật, để hoang hóa tới 10 năm vẫn không xử lý được, ĐB Nguyễn Hoài Nam cho rằng “các doanh nghiệp vi phạm chây ì mà không quyết liệt thì không công bằng với người dân bị thu hồi đất, thậm chí rất khó triển khai thu hồi đất, vì người dân cho rằng chỉ quyết liệt thu hồi đất của dân, còn doanh nghiệp thì làm nhẹ”. Ông Nam đề nghị lãnh đạo TP Hà Nội “phải làm rõ chỗ này”.
“Chúng tôi cũng rất sốt ruột, nhưng tôi khẳng định là không có chuyện “nhẹ tay” với doanh nghiệp, còn với dân thì quyết liệt thu hồi đất. Vấn đề xử lý phải theo mức độ vi phạm. Chúng tôi xin hứa nếu có cơ quan nào bao che, bảo kê, dung túng khi thấy vi phạm không xử lý, chúng tôi sẵn sàng cho thanh tra xử lý nghiêm theo pháp luật” - ông Vũ Hồng Khanh khẳng định.
Riêng việc cho phép điều chỉnh vị trí 3.000m2 quy hoạch nhà đỗ xe ở Trung Hòa - Nhân Chính sang xây trung tâm thương mại, nhà ở, ông Nguyễn Văn Hải lý giải: “Theo quy hoạch, đường Lê Văn Lương là trục đường xuyên tâm rất quan trọng vào TP.
Từ trước năm 2000, xác định khu đất 3.000m2 này là công trình bãi đỗ xe, nhà đỗ xe. Sau đó, đến khi chuẩn bị kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long đã xác định đường Lê Văn Lương, đường Phạm Hùng là hai tuyến đường đẹp nhất thủ đô, tạo bộ mặt đô thị cho thủ đô. Trong quá trình trao đổi, bàn bạc, chúng tôi có kiến nghị nhà đỗ xe ngay trên mặt đường Lê Văn Lương sẽ không đẹp. Chúng ta có nhu cầu đỗ xe, nhưng đỗ ở chỗ nào chứ không nên đỗ ở ven đường”.
Ông Hải thừa nhận: “Tôi có kiến nghị với khu đất 3.000m2 đó nên dành xây dựng trung tâm thương mại, căn hộ, dành toàn bộ phần dưới làm chỗ đỗ xe và đã được UBND TP đồng ý. Đến thời điểm này, tôi thấy việc đề xuất đó là đúng, đáp ứng được các yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội cũng như quy hoạch kiến trúc của thủ đô. Còn lại có những nội dung chưa phù hợp thì trong quá trình triển khai quy hoạch phân khu tới đây chúng tôi sẽ xem xét, đảm bảo đáp ứng được năng lực giao thông của TP”.
“Nặng” thu đất của dân, “nhẹ” thu đất doanh nghiệp?
Trả lời chất vấn của nhiều ĐB về thực tế nhiều dự án để đất hoang hóa hàng chục năm vẫn không bị thu hồi, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Hồng Khanh cho biết TP bắt đầu xử lý quyết liệt các dự án “treo”. Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện 779 tổ chức sử dụng đất có vi phạm, xử phạt hành chính 100 tổ chức, thu hồi dự án của 45 tổ chức.
Theo ĐB Trần Thị Thanh Nhàn - bí thư Quận ủy Hoàng Mai, việc thu hồi đất của người dân rồi để hoang là điều người dân khó chấp nhận. “Dự án của Công ty Kính mắt Hà Nội thu hồi đất từ 5-6 năm nay. Toàn bộ diện tích mấy nghìn mét vuông không sử dụng một tí nào. Cử tri quận tôi mong TP thu hồi để xây dựng công trình công ích, liệu TP dám quyết liệt thu hồi không?” - ĐB Nhàn hỏi thẳng phó chủ tịch TP.
Ngay sau đó, ông Vũ Hồng Khanh khẳng định: “Không có chuyện TP không dám làm, không quyết liệt xử lý. Việc ĐB Nhàn nêu, tôi đề nghị Sở Tài nguyên - môi trường kiểm tra, báo cáo hướng xử lý sớm nhất”.
Đặt vấn đề khi thu hồi đất của các hộ dân phục vụ cho các doanh nghiệp thì làm quyết liệt, thậm chí tổ chức cưỡng chế, còn các dự án của doanh nghiệp vi phạm pháp luật, để hoang hóa tới 10 năm vẫn không xử lý được, ĐB Nguyễn Hoài Nam cho rằng “các doanh nghiệp vi phạm chây ì mà không quyết liệt thì không công bằng với người dân bị thu hồi đất, thậm chí rất khó triển khai thu hồi đất, vì người dân cho rằng chỉ quyết liệt thu hồi đất của dân, còn doanh nghiệp thì làm nhẹ”. Ông Nam đề nghị lãnh đạo TP Hà Nội “phải làm rõ chỗ này”.
“Chúng tôi cũng rất sốt ruột, nhưng tôi khẳng định là không có chuyện “nhẹ tay” với doanh nghiệp, còn với dân thì quyết liệt thu hồi đất. Vấn đề xử lý phải theo mức độ vi phạm. Chúng tôi xin hứa nếu có cơ quan nào bao che, bảo kê, dung túng khi thấy vi phạm không xử lý, chúng tôi sẵn sàng cho thanh tra xử lý nghiêm theo pháp luật” - ông Vũ Hồng Khanh khẳng định.
Khai mạc kỳ họp thứ 5 HĐND TP Hải Phòng khóa XIV: Không hoàn thành 7/14 chỉ tiêu Kỳ họp thứ 5 HĐND TP Hải Phòng khóa XIV khai mạc ngày 5/12 và dự kiến diễn ra trong ba ngày. Báo cáo tại phiên họp về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2012, ông Đan Đức Hiệp, phó chủ tịch UBND TP Hải Phòng, cho biết do gặp nhiều khó khăn bất thường hơn các năm trước và ngoài dự đoán đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của TP. Bên cạnh một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội tăng cao hơn so với cùng kỳ năm trước như thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 34%, lượng hàng hóa thông qua cảng tăng 12,3%... trong số 14 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đặt ra trong năm 2012 có 7 chỉ tiêu không hoàn thành kế hoạch. Trong đó, tổng sản phẩm trong nước (GDP) chỉ tăng 8,12% (kế hoạch 11,5-12,5%), tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 13,2% (bằng 95% kế hoạch), chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 5,4% (chỉ đạt một nửa so với kế hoạch)... |
- 157
- By Admin
- 06/12/2012
- 17