Hà Nội: Nghiêm cấm việc giao đất để lập khu mộ dòng họ, gia đình
Cụ thể, quy định đầy đủ về quản lý, sử dụng nghĩa trang nhân dân trên địa bàn, bao gồm các nghĩa trang được đầu tư bằng ngân sách thành phố, quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn và nghĩa trang đầu tư xây dựng bằng nguồn xã hội hoá...
Nghĩa trang cấp thành phố, cấp huyện phục vụ nhu cầu nhân dân quận, huyện, thị xã, khu đô thị nhà nhân dân sinh sống quanh địa bàn. Nghĩa trang cấp xã phục vụ nhu cầu nhân dân sinh sống trên địa bàn và những người có nguồn gốc tại địa phương.
Ảnh minh họa. |
Điểm đáng lưu ý, tổ chức, cá nhân quản lý nghĩa trang phải lập hồ sơ, lưu trữ hồ sơ nghĩa trang, cụ thể: danh sách, sơ đồ khu mộ, hàng mộ, vị trí các khu lưu tro (bao gồm vị trí đã sử dụng và vị trí còn trống); sổ theo dõi hoạt động hoả táng, hồ sơ lưu trữ tro cốt theo thời gian; sổ lưu trữ các thông tin cơ bản của người được táng như họ và tên, quê quán, ngày từ trần và địa chỉ thân nhân.
Đơn vị, cá nhân quản lý nghĩa trang có trách nhiệm quản lý, sử dụng đất theo quy hoạch và đúng mục đích. Nghiêm cấm việc giao đất để lập riêng khu mộ gia đình, dòng họ.
Diện tích đất tối đa cho mỗi mộ hung táng và chôn cất một lần không quá 5m2, đối với mộ cải táng không quá 3m2; phần đất nơi huyệt mộ sau khi hung táng phải để tối thiểu 12 tháng mới được tái sử dụng vào mục đích mai táng; việc sử dụng đất mai táng trong nghĩa trang thực hiện lần lượt theo các hàng và khu đã được định trước.
Chiều cao mộ không quá 2m được tính từ mặt đất nền; chiều dài, chiều rộng đối với mộ mai táng hoặc chôn một lần không quá (2,4m x 1,4m), đối với mộ cải táng không quá (1,5m x 1m); các phần mộ trong khu mộ phải được bố trí khoảng cách đều bằng nhau, giữa 2 hàng mộ là 0,8m; giữa hai mộ là 0,6m.
Đơn vị, cá nhân quản lý nghĩa trang có trách nhiệm xây dựng các nội quy, quy chế nhằm ngăn ngừa không để xảy ra việc mua bán, chuyển nhượng đất nghĩa trang.
- 140
- By Admin
- 28/07/2014
- 17