Hà Nội: Huy động nguồn lực bảo tồn biệt thự Pháp cổ
Thiếu quản lý, nhiều biệt thự cổ tại Hà Nội đang xuống cấp nghiêm trọng |
Ông có thể đánh giá sơ qua về sự xuống cấp của các biệt thự Pháp ở Hà Nội được không, thưa ông?
Ông Hoàng Tú: Hiện nay, các quỹ nhà biệt thự Pháp trên địa bàn Hà Nội xuống cấp rất nhiều và trầm trọng. Lý do là do nhiều năm chúng ta đã buông lỏng quản lý quỹ nhà này và trong quá trình sử dụng đặc biệt những nhà biệt thự đông người sử dụng do vấn đề gia tăng dân số gây áp lực lên hạ tầng vì vậy dẫn đến việc xuống cấp nhà biệt thự. Đặc biệt, môi trường sống, cảnh quan bị phá vỡ vì vậy quỹ nhà biệt thự hiện nay trong tình trạng báo động.
Quỹ nhà biệt thự đang trong tình trạng báo động vậy thì Dự thảo quản lý quỹ nhà biệt thự mới trình UBND TP Hà Nội liệu có giải quyết được tận gốc sự xuống cấp này không thưa ông?
Mong muốn của Ban soạn thảo là tham mưu cho Thành phố ban hành một quy chế quản lý quỹ nhà biệt thự và mong muốn với việc ban hành này sẽ góp phần quản lý quỹ nhà tốt hơn để làm sao bảo tồn được quỹ nhà và giá trị các căn biệt thự này. Nhưng để giải quyết tận gốc vấn đề này thì còn rất nhiều việc liên quan.
Nếu dự thảo được ban hành sẽ là cơ sở pháp lý để chúng ta thực hiện. Trong quá trình thực hiện có các vấn đề mới nảy sinh thì chúng ta tiếp tục hoàn chỉnh. Cùng một lúc mong hoàn chỉnh ngay thì khó.
Ưu điểm của dự thảo này là gì thưa ông?
Dự thảo có hai ưu điểm lớn, một là đưa ra các chế tài để ngăn chặn việc người sử dụng, quản lý sử dụng làm công trình xuống cấp hơn. Thứ hai, trong dự thảo có đề ra những quy định để khuyến khích những người sử dụng đó tham gia vào việc bảo tồn quỹ này.
Việc cho tư nhân tham gia bảo tồn quỹ này sẽ mang lại điều gì?
Hiện nay theo điều tra của chúng tôi, những nhà biệt thự càng ít các hộ chủ sử dụng ít thì tính nguyên bản được giữ gìn nhiều hơn. Thế còn các biệt thự mà đa hộ sử dụng bị xuống cấp nặng nhất. Đơn cử, như 1 biệt thự nhưng có tới 30 hộ sử dụng thì mức độ xuống cấp cực kỳ nặng
Việc đề xuất cho Thành phố về chính sách khuyến kích chủ tư nhân có điều kiện giống như trường hợp hợp khối nhà siêu mỏng thì các hộ tư nhân có điều kiện đầu tư mà giải phóng các hộ dân để giữ gìn biệt thự đó. Đồng thời, những người dân có điều kiện ở những nơi ở mới theo thỏa thuận cơ chế thị trường thì sẽ rất tốt.
Có như vậy mới huy động được nguồn lực của xã hội trong đó có nguồn lực bảo tồn của nhà nước, của các chủ doanh nghiệp, tập thể, nguồn lực của các chủ đầu tư là tư nhân kể cả các chủ đầu tư nước ngoài.
Ông có thể cho biết rõ hơn về trước đây khi chưa có dự thảo thì quỹ nhà biệt thự Pháp ở Hà Nội có vướng mắc gì và lý do vì sao ra đời dự thảo này thưa ông?
Trước đây do chưa có quy chế nên việc quản lý quỹ nhà biệt thự này không có quy định đối với người sử dụng quản lý nên việc ra quy chế này sẽ giúp cho người quản lý, người sử dụng có chế tài và người sử dụng cũng biết được khi sử dụng nhà biệt thự này được phép làm gì và không được phép làm gì. Đấy là những quy định trong quản lý và sử dụng.
Còn về sở hữu quỹ nhà này thì sao thưa ông?
Trước đây, trong nhà biệt thự có 10 hộ khi doanh nhân, 1 chủ tập thế, cá nhân có nhu cầu chuyển dịch thu về sở hữu một ngôi biệt thự đó có những khó khăn.
Đơn cử, khi bán nhà thì có những miếng đất xen kẹt nằm trong khu vực sử dụng chung bán chưa hết dẫn đến việc vướng mắc. Giả dụ 10 hộ đó có giấy chứng nhận nhưng khi đưa về một giấy chứng nhận sẽ gặp khó khăn còn miếng đất nhỏ, lẻ xen kẹt.
Vừa qua thành phố đã có tháo gỡ cho những miếng đất xen kẹt đó tại những vị trí thường là khu phục, cầu thang chung của các căn hộ đó được bán. Hoặc miếng đất khi bán lấn chiếm trong các khuôn viên dẫn đến việc 10 giấy chứng nhận chưa hết đất của khuôn viên đó.
Thì dự thảo lần này cho phép người thu gom được mua nó với giá mà Luật đất đai quy định chứ không phải thỏa thuận mua theo giá thị trương như trước đây.
Xin cảm ơn ông!
(Theo VnMedia)
- 128
- By Admin
- 20/08/2012
- 17