Hà Nội: Bất cập những khu đô thị "vắng" trường học
Bên cạnh đó, do cơ quan quản lý thiếu sát sao, lại thiếu chế tài đủ mạnh nên tình trạng thiếu trường đã tồn tại ở cả các khu ĐTM đã được đưa vào sử dụng từ rất lâu.
Trường chưa xây, nhà ở đã cũ
Qua kiểm tra tại 10 khu ĐTM đã đưa vào sử dụng gồm các khu ĐTM: Yên Hòa, Nam Trung Yên, Mỹ Đình 1, Mỹ Đình 2, Mỹ Đình - Mễ Trì, Dương Nội, Văn Quán - Yên Phúc, Văn Phú, Đại Kim - Định Công, Thạch Bàn), theo quy hoạch có 38 trường học nhưng hiện nay mới xây dựng và đưa vào sử dụng 27 trường. Trong đó chỉ có 4 trường công lập. Còn lại 11 trường chưa xây dựng xong (7 trường đã giao cho chủ đầu tư triển khai bằng nguồn vốn ngân sách, 4 trường vẫn chưa triển khai các thủ tục đầu tư). Điểm chung của các khu đô thị kể trên là đều đã được đưa vào sử dụng từ nhiều năm. Đáng chú ý không ít công trình nhà ở đã cho thấy sự "cũ kỹ" cả về hình thức, thiết kế lẫn quy mô đầu tư xây dựng.
Việc đầu tư xây dựng hạ tầng nói chung, trường học nói riêng chưa được chủ đầu tư quan tâm, thậm chí "phớt lờ". Có chủ đầu tư sau nhiều năm không triển khai xây dựng trường học theo quy hoạch, nay lại lấy lý do là... chỉ thạo xây nhà mà không biết làm trường. Các khu đô thị được quy hoạch mới, bài bản không những chẳng bù đắp, hỗ trợ mà ngược lại còn làm gia tăng áp lực, mất cân bằng về xã hội cho khu vực dân cư lân cận.
Trường chưa xây, nhà ở đã cũ
Qua kiểm tra tại 10 khu ĐTM đã đưa vào sử dụng gồm các khu ĐTM: Yên Hòa, Nam Trung Yên, Mỹ Đình 1, Mỹ Đình 2, Mỹ Đình - Mễ Trì, Dương Nội, Văn Quán - Yên Phúc, Văn Phú, Đại Kim - Định Công, Thạch Bàn), theo quy hoạch có 38 trường học nhưng hiện nay mới xây dựng và đưa vào sử dụng 27 trường. Trong đó chỉ có 4 trường công lập. Còn lại 11 trường chưa xây dựng xong (7 trường đã giao cho chủ đầu tư triển khai bằng nguồn vốn ngân sách, 4 trường vẫn chưa triển khai các thủ tục đầu tư). Điểm chung của các khu đô thị kể trên là đều đã được đưa vào sử dụng từ nhiều năm. Đáng chú ý không ít công trình nhà ở đã cho thấy sự "cũ kỹ" cả về hình thức, thiết kế lẫn quy mô đầu tư xây dựng.
Việc đầu tư xây dựng hạ tầng nói chung, trường học nói riêng chưa được chủ đầu tư quan tâm, thậm chí "phớt lờ". Có chủ đầu tư sau nhiều năm không triển khai xây dựng trường học theo quy hoạch, nay lại lấy lý do là... chỉ thạo xây nhà mà không biết làm trường. Các khu đô thị được quy hoạch mới, bài bản không những chẳng bù đắp, hỗ trợ mà ngược lại còn làm gia tăng áp lực, mất cân bằng về xã hội cho khu vực dân cư lân cận.
Một trường học tại số 6 đường Nguyễn Chánh, Nam Trung Yên đã xây xong nhưng chưa được đưa vào sử dụng. |
Theo đánh giá của UBND TP, việc thiếu trường học trong các khu ĐTM, ngoài nguyên nhân thiếu sự quan tâm của chủ đầu tư, một phần do một số dự án khi phê duyệt chưa xác định được trách nhiệm đầu tư thuộc ngân sách hoặc xã hội hóa khi lập quy hoạch, giao đất nên nhiều khu đô thị đưa dân vào ở không có trường học. Việc kiểm tra, giám sát của các sở, ngành chức năng chưa thật sát sao. Khi phát hiện ra tình trạng trên cũng chưa có chế tài đủ mạnh đối với các chủ đầu tư không thực hiện, hoặc chậm thực hiện xây dựng công trình hạ tầng xã hội, các trường học trong khu ĐTM, khu tái định cư theo quy hoạch.
Thu hồi các dự án chậm triển khai
Trước sự bức xúc của người dân vì tình trạng thiếu trường học tại các khu đô thị, UBND TP đã giao Sở Xây dựng và UBND các quận, huyện, thị xã kiểm tra, đôn đốc và giám sát việc thực hiện đầu tư xây dựng các dự án khu đô thị, khu tái định cư và khu nhà ở trên địa bàn, đặc biệt lưu ý tiến độ triển khai các dự án xây dựng trường học, hạ tầng xã hội. Đối với các chủ đầu tư không nghiêm túc thực hiện hoặc chậm triển khai theo chỉ đạo của TP, Sở Xây dựng đề xuất ngay biện pháp xử lý, giải quyết theo quy định. TP sẽ kiên quyết thu hồi các khu đất xây dựng trường học, hạ tầng xã hội đã được giao quá thời hạn 12 tháng nhưng chưa hoàn thành các thủ tục pháp lý mà không phải do nguyên nhân khách quan; khu đất chưa được đầu tư xây dựng thuộc địa bàn đặc biệt thiếu hạ tầng xã hội, trường học.
Các khu đất đã có quyết định cấp đất mà chủ đầu tư vi phạm quy định trong sử dụng đất cũng thuộc diện bị thu hồi. Đặc biệt, TP yêu cầu Sở TN&MT phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị liên quan, rà soát nguồn gốc đất; quy trình sắp xếp, xử lý tài sản công... tại các khu đất theo quy định để báo cáo, tham mưu cho TP theo hướng thu hồi, ưu tiên xây dựng các trường công lập.
Trước mắt, để khắc phục những tồn tại và bất cập, UBND TP yêu cầu các sở, ngành liên quan tiếp tục kiểm soát việc đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng xã hội nói chung và trường học nói riêng tại 10 khu đô thị đã được kiểm tra. Cụ thể, Tổng Công ty Đầu tư Phát triển nhà và đô thị - Bộ Quốc phòng (chủ đầu tư Khu đô thị Mỹ Đình 1, huyện Từ Liêm) phải bàn giao khu đất ký hiệu 2.B.VIII cho UBND huyện Từ Liêm để đầu tư xây dựng trường công lập. Đối với Khu ĐTM Mỹ Đình 2, Sở TN&MT chủ trì, phối hợp với Thanh tra TP, huyện Từ Liêm và các đơn vị liên quan rà soát việc sử dụng đất đai tại khu đất CC3... TP giao chủ đầu tư các dự án khu ĐTM, khu tái định cư, khu nhà ở, đánh giá lại năng lực phục vụ của hệ thống trường học, hạ tầng xã hội; trường hợp cần thiết, đề xuất bố trí thêm.
"Qua công tác giám sát tại một số khu ĐTM, khu tái định cư, có thể thấy hệ thống công trình hạ tầng xã hội, trường học, nhìn chung là vẫn mất cân đối, quy mô còn rất nhỏ so với quy mô dân số". Bà Nguyễn Thị Thùy Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP |
- 128
- By Admin
- 06/03/2013
- 17