Gian nan “sổ đỏ”: Sau “khó” là… tiền!
Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường, GS. TSKH Đặng Hùng Võ cho rằng: Đáng ra việc cấp giấy chứng nhận (sổ đỏ - sổ hồng) phải là việc đơn giản nhất thì chúng ta lại làm cho nó thành khó, thậm chí rất khó. Đằng sau cái "khó" là "cò", là tiền!Làm giấy tờ nhà đất được xem là một trong những thủ tục hành chính “gian nan” nhất hiện nay. Ảnh: C.H |
"Để người ta chuyển sang bên "cò" thì bên chính thức phải gây khó khăn. Thường người dân tự viết thủ tục xin cấp giấy là không được chấp nhận ngay, sẽ bị "hạch" chỗ này sai, chỗ kia chưa đúng, bị đẩy đi đẩy lại. Nhiều người dân không thể biết thế nào là đúng, cứ lên là bị đẩy về, cuối cùng nhiều người phải thuê "cò". (GS.TSKH Đặng Hùng Võ) |
- Không những giữ nguyên mà còn tăng thêm. Chẳng hạn, quy định chuyển nhượng bất động sản phải cấp sổ mới là làm tăng thêm trình tự thủ tục, gây khó khăn cho người dân và hoạt động của thị trường bất động sản.
Điểm thứ hai liên quan đến tham nhũng. Hiện nay nhiều văn phòng đăng ký, nhất là những nơi có mua, bán đất đai nhiều, bên cạnh văn phòng chính bao giờ cũng có "văn phòng cò". Vừa rồi tôi có đi khảo sát một số nơi thấy cái này là phổ biến. Nhiều lãnh đạo tỉnh đồng ý là "cò" khắp nơi, không chỉ đất đai mà còn nhiều lĩnh vực khác.
Tôi cho rằng "cò" cũng có mặt tốt, có thể coi đó như một dịch vụ trọn gói. Nhưng ta có thể đặt vấn đề tại sao văn phòng không có cơ chế để làm dịch vụ trọn gói đó? Nếu chính thức hóa dịch vụ này thì thậm chí còn giảm được cho người dân. Vì ít nhất tiết kiệm được khoản lợi ích chia sẻ giữa "cò" và văn phòng. Tại sao chúng ta cứ để người dân phải nộp tiền cho "cò" trong khi chúng ta có thể chính thức hóa dịch vụ này?
Thứ ba, việc công khai thủ tục hành chính chưa tốt, làm cho người dân khó hiểu. Đem một loạt các quy định pháp luật dán lên tường, người dân làm sao hiểu được? Cuối cùng, cũng phải nói thêm là dân trí mình đa phần còn thấp. Khi người ta bắt sửa thì phải nói quan điểm của mình tại sao phải đẩy về, tại sao sửa? Việc cấp giấy chứng nhận đáng ra phải là việc đơn giản nhất thì lại thành khó. Tôi lưu ý là Nghị định 181 có quy định ở chương kỷ luật cán bộ: "Hướng dẫn người đi thực hiện thủ tục hành chính chỉ được hướng dẫn một lần. Cán bộ nào hướng dẫn lần 2 thì sẽ bị kỷ luật. Nếu người dân mang hồ sơ lên 2 lần mà không nhận là lỗi của cán bộ".
Thưa ông, còn vấn đề tài chính, việc tiền sử dụng đất gắn với các loại đất không có giấy tờ cũng cản trở cho quá trình cấp sổ?
- Đúng là gánh nặng tài chính với tiền sử dụng đất khiến cho nhiều người không muốn đi làm sổ. Trong khi thực tế người ta vẫn sử dụng toàn bộ đất ở. Có ý kiến cho rằng bỏ việc thu tiền sử dụng đất để giải phóng việc cấp sổ. Tuy nhiên điều này khó vì việc thu tiền là để đảm bảo công bằng giữa những người có đất từ trước với những người "lấn chiếm" đất công. Đa số các trường hợp "đất không giấy tờ" hiện nay nếu không phải là do ông cha để lại mà thất lạc giấy tờ thì là đất lấn chiếm.
Tuy nhiên, tôi cho rằng vấn đề cốt lõi ở đây là nguyên tắc quản lý của chúng ta chưa đúng. Khó khăn này nảy sinh là do chúng ta đang điều chỉnh nghĩa vụ bằng tiền sử dụng đất chứ không điều chỉnh bằng thuế. Hiện nay các loại đất thuế xấp xỉ nhau, giá không chênh nhau bao nhiêu nên người ta cứ nằng nặc muốn chuyển sang đất ở. Bởi đất ở thì giá bán ra thị trường rất cao. Nếu chúng ta dùng thuế thì cách điều chỉnh đơn giản hơn nhiều. Đất ở nhiều thì người ta phải đóng thuế nhiều, khi đó người ta không tranh nhau xin chuyển sang đất ở. Đa số các nước hiện nay đều điều chỉnh bằng thuế, chỉ những nước không điều chỉnh bằng thuế thì giá đất mới cao như chúng ta hiện nay.
Mức thuế đất ở tại các nước hiện nay là bao nhiêu, thưa ông?
- Các nước khác, thuế đất ở khoảng 1-1,5% giá trị thửa đất mỗi năm. Các nước Đông Âu hiện nay cũng làm thế. Trong khi thuế của chúng ta chỉ 0,03%, cao nhất chỉ 0,15%, bằng khoảng 1/10 của họ.
Như vậy sẽ ảnh hưởng đến thu ngân sách từ đất?
- Hiện nay, lượng tiền thu từ đất khá cao, như năm 2010 có thể lên đến 35.000 - 40.000 tỷ đồng. Trong khi khoảng năm 1995, chúng ta mới cố gắng thu từ đất được 2.000 tỷ đồng. Nhưng rất tiếc là trong 35.000 - 40.000 tỷ đồng này thì 80% là "tiền bán đất", tức là tiền từ việc giao sử dụng đất có thu tiền. Nhưng giao một thời gian sẽ phải hết, nên đến lúc nào đó tiền thu từ đất sẽ giảm. Như vậy tổng thu hiện nay không phải là thấp nhưng không bền. Còn lại tiền thuê, tiền thuế không đáng kể. Vì vậy ta phải cơ cấu lại nguồn thu từ đất, hạn chế giao đất, tăng thuế đất. Làm sao để quá trình thu phải tạo động lực cho việc sử dụng đất. Đáng ra phải đánh thuế cao với những người bỏ đất hoang hóa thì chúng ta lại đánh đồng với nhau.
Ở một số nước công nghiệp phát triển, thu từ thuế bất động sản đã chiếm 70% ngân sách địa phương, còn chúng ta thì hoàn toàn khác.
- Xin cảm ơn ông!
(Theo GiadinhNet)
- 0
- By Admin
- 10/11/2010
- 17