• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Giải quyết tranh chấp ranh giới đất như thế nào?

Nhà tôi nằm trong hẻm cụt, cổng nhà tôi được xây ngay tại góc tường của hai nhà bên cạnh là bà Phụng và bà Nga (vẫn còn mốc là góc tường của hai nhà hàng xóm này chưa thay đổi hiện trạng). Phía tiếp giáp với nhà tôi, tôi không cho bà Phụng trổ cửa sổ. Ranh giới giữa nhà tôi và bà Phụng chính là bức tường nhà bà Phụng. Đường luồn vào nhà tôi nằm lọt thỏm trong cổng đoạn 1,44m chỉ có duy nhất nhà tôi sử dụng.

Trong biên bản xác định ranh giới thửa đất cán bộ địa chính ghi: ''Đoạn cổng nhà 1,44m của chủ hộ, đoạn 13,49m, ranh giới để trống, cột mốc hai đầu làm ranh giới'', của bà Phụng ghi: ''ranh giới để trống, mốc hai đầu xác định, đã thống nhất giữa hai bên làm ranh giới ''. Vậy mà, khi cấp sổ đỏ lại công nhận ranh giới nhà tôi và bà Phụng cách nhau 20cm, khiến nhà tôi xây lầu 3 tầng có phần không gian nằm trên phần  20cm khoảng độ 0,7cm.

Tuy nhiên UBND quận yêu cầu nhà tôi phải đập bỏ phần không gian 0,7cm nằm trong khoảng 20cm đó có đúng không?  Mong luật sư tư vấn. Xin chân thành cám ơn.

binhnghiavms@...

tranh chấp ranh giới đất
Tranh chấp ranh giới đất vì cấp sổ đỏ không đúng với biên bản tứ cận được giải quyết theo quy định của pháp luật.

Trả lời:

Theo thông tin bạn cung cấp hiện tại hai gia đình có tranh chấp về ranh giới thửa đất và cả 2 gia đình đều có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Thông tin bạn trình bày chưa rõ nên chúng tôi tư vấn về giải quyết tranh chấp như sau:

Luật Đất Đai 2013, Điều 202 Hòa giải tranh chấp đất đai:

1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

Điều 203: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo
(Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội)

  • 341
  • By Admin
  • 11/09/2014
  • 17