Giải quyết tranh chấp mua bán đất bằng giấy tay
Năm 1997 ông A hỏi ông B đưa sổ đỏ để tách ra, ông B nói đất chưa có sổ đỏ và bảo cứ ở đi khi nào có sổ đỏ sẽ đưa. Sau đó, khi ông A đi làm sổ đỏ thì ở xã cho biết miếng đất đã có sổ đỏ, do ông C đứng tên.
Ông A đã yêu cầu ông C đưa sổ đỏ để tách ra nhưng ông C không chịu. Ông đã làm tờ tường trình nhờ chính quyền giải quyết nhưng tới nay vẫn chưa nhận được lời giải thích nào từ chính quyền. Bây giờ ông A phải làm sao? Mong được luật sư tư vấn.
Ông A đã yêu cầu ông C đưa sổ đỏ để tách ra nhưng ông C không chịu. Ông đã làm tờ tường trình nhờ chính quyền giải quyết nhưng tới nay vẫn chưa nhận được lời giải thích nào từ chính quyền. Bây giờ ông A phải làm sao? Mong được luật sư tư vấn.
Nguyễn Thị Út (hellomylove953@...)
Trả lời:
Về việc tranh chấp đất đai:
Căn cứ Điều 136 Luật Đất Đai, khi tranh chấp về quyền sử dụng đất, nếu đương sự đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì do Tòa án giải quyết.
Căn cứ Điều 135 Luật Đai, khi các bên có tranh chấp về đất đai, nếu không tự hòa giải được, thì gởi đơn đến UBND cấp xã, phường nơi có đất tranh chấp để tiến hành hòa giải. Thời hạn hòa giải là 30 ngày làm việc, kể từ ngày UBND cấp xã nhận được đơn.
Như vậy, thẩm quyền giải quyết tranh chấp sẽ thuộc về tòa án nhân dân nơi có đất bị tranh chấp, nhưng trước khi tòa án thụ lý giải quyết tranh chấp, các bên phải thông qua thủ tục hòa giải tại UBND cấp xã. Do đó, bà có thể liên hệ với UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để yêu cầu địa phương tiến hành thủ tục hòa giải cho các bên.
Kết quả hòa giải phải được lập thành biên bản và cấp cho các bên liên quan, để các bên liên quan có căn cứ yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp. Sau khi có kết quả hòa giải giải quyết tranh chấp, nếu các bên không tự giải quyết được, bà có thể nộp đơn khởi kiện tại tòa án nhân dân có thẩm quyền nơi có đất để xem xét giải quyết tranh chấp.
Về yêu cầu khởi kiện, bà có thể yêu cầu tòa án hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho ông C do cấp giấy chứng nhận không đúng với người sử dụng đất hoặc có thể làm đơn đề nghị cơ quan cấp giấy chứng nhận thu hồi giấy chứng nhận đã cấp nếu việc cấp giấy chứng chứng nhận cho ông C là trái pháp luật.
Trân trọng,
Về việc tranh chấp đất đai:
Căn cứ Điều 136 Luật Đất Đai, khi tranh chấp về quyền sử dụng đất, nếu đương sự đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì do Tòa án giải quyết.
Căn cứ Điều 135 Luật Đai, khi các bên có tranh chấp về đất đai, nếu không tự hòa giải được, thì gởi đơn đến UBND cấp xã, phường nơi có đất tranh chấp để tiến hành hòa giải. Thời hạn hòa giải là 30 ngày làm việc, kể từ ngày UBND cấp xã nhận được đơn.
Như vậy, thẩm quyền giải quyết tranh chấp sẽ thuộc về tòa án nhân dân nơi có đất bị tranh chấp, nhưng trước khi tòa án thụ lý giải quyết tranh chấp, các bên phải thông qua thủ tục hòa giải tại UBND cấp xã. Do đó, bà có thể liên hệ với UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để yêu cầu địa phương tiến hành thủ tục hòa giải cho các bên.
Kết quả hòa giải phải được lập thành biên bản và cấp cho các bên liên quan, để các bên liên quan có căn cứ yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp. Sau khi có kết quả hòa giải giải quyết tranh chấp, nếu các bên không tự giải quyết được, bà có thể nộp đơn khởi kiện tại tòa án nhân dân có thẩm quyền nơi có đất để xem xét giải quyết tranh chấp.
Về yêu cầu khởi kiện, bà có thể yêu cầu tòa án hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho ông C do cấp giấy chứng nhận không đúng với người sử dụng đất hoặc có thể làm đơn đề nghị cơ quan cấp giấy chứng nhận thu hồi giấy chứng nhận đã cấp nếu việc cấp giấy chứng chứng nhận cho ông C là trái pháp luật.
Trân trọng,
Luật sư Phạm Đình Sơn
Công ty Luật TNHH Phạm Đình & Cộng Sự
Công ty Luật TNHH Phạm Đình & Cộng Sự
- 237
- By Admin
- 19/03/2013
- 17