Giải bài toán về nhà ở cho người thu nhập thấp
Theo ông Nguyễn Trần Nam - Thứ trưởng Bộ Xây dựng, các đề án thí điểm đầu tư xây dựng nhà cho người thu nhập thấp các địa phương (Bình Dương, Hà Nội, TP HCM) được triển khai rất chậm, dù pháp luật về nhà ở đã có các quy định rất cụ thể về quy hoạch phát triển, bố trí quỹ đất để phát triển nhà cho người thu nhập thấp. Trở ngại lớn nhất cho các dự án nhà cho người thu nhập thấp hiện nay vẫn là kinh phí.
Ông Nguyễn Trần Nam phân tích: "Các văn bản pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về cơ cấu nguồn vốn dành cho đầu tư phát triển nhà cho người thu nhập thấp. Trong khi điều kiện ngân sách của địa phương hạn hẹp, nhu cầu chi tiêu để đầu tư cho các mục đích an sinh xã hội khác như cải thiện hệ thống giao thông; cấp, thoát nước; giáo dục, y tế... rất lớn. Do đó, các địa phương không đủ khả năng bố trí nguồn vốn dành cho nhà ở cho người thu nhập thấp".
Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng: "Nhà nước đầu tư xây dựng quỹ nhà này dành để cho thuê. Trong quá trình sử dụng, quỹ nhà này không bị mất đi mà vẫn là tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước, đồng thời vẫn đảm bảo khả năng thu hồi vốn để tái đầu tư thông qua việc thu tiền thuê nhà theo nguyên tắc bảo toàn vốn đầu tư, khác biệt hoàn toàn với cơ chế bao cấp trước đây. Sau quá trình khai thác, khi nền kinh tế phát triển, nếu người thuê không còn nhu cầu, quỹ nhà này sẽ được cải tạo, xây dựng lại hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng. Tại thời điểm đó, quỹ nhà đất này vẫn thuộc quyền sở hữu của Nhà nước và sẽ có giá trị kinh tế cao hơn nhiều so với thời điểm hiện nay".
Nhiều chuyên gia cho rằng, thị trường bất động sản thời gian qua luôn có sự mất cân đối rất lớn về cung - cầu. Nhiều nhà đầu tư chỉ chú trọng vào những căn hộ cao cấp với giá bán cao chót vót để có lợi nhuận cao hơn, trong khi thu nhập của đại bộ phận những người có nhu cầu về nhà ở vẫn còn thấp. Thị trường căn hộ trung bình và giá thấp vẫn là một tiềm năng lớn cho các nhà đầu tư.
Giải bài toán về nhà ở cho người thu nhập thấp, các bộ, ngành liên quan đều thống nhất cao về chủ trương "cần đầu tư xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp từ nguồn vốn Nhà nước để cho các đối tượng khó khăn về nhà ở được thuê, thuê mua". Theo Bộ Xây dựng, việc đầu tư xây dựng và quản lý, khai thác, vận hành quỹ nhà này đúng ra được giao cho UBND cấp tỉnh chỉ đạo. Tuy nhiên, vì hầu hết các địa phương không đủ khả năng bố trí nguồn vốn cũng như chưa thực sự quan tâm nên Bộ Xây dựng đang kiến nghị Thủ tướng cho phép được trực tiếp đảm nhận đầu tư xây dựng một số dự án thí điểm tại 2 thành phố trọng điểm là Hà Nội và TP HCM giai đoạn 2009 - 2010, tổng vốn đầu tư lên tới gần 2.500 tỷ đồng, trích từ gói đầu tư kích cầu 1 tỷ USD của Chính phủ.
Bên cạnh đó, để huy động vốn của các thành phần kinh tế khác, Bộ Xây dựng đề xuất miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với toàn bộ diện tích đất được giao (hoặc thuê) để thực hiện dự án. Ngoài ra, doanh nghiệp tham gia còn được ưu đãi về thuế và hỗ trợ tín dụng đầu tư và nhiều loại hỗ trợ khác theo quy định của pháp luật.
Ông Nguyễn Trần Nam phân tích: "Các văn bản pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về cơ cấu nguồn vốn dành cho đầu tư phát triển nhà cho người thu nhập thấp. Trong khi điều kiện ngân sách của địa phương hạn hẹp, nhu cầu chi tiêu để đầu tư cho các mục đích an sinh xã hội khác như cải thiện hệ thống giao thông; cấp, thoát nước; giáo dục, y tế... rất lớn. Do đó, các địa phương không đủ khả năng bố trí nguồn vốn dành cho nhà ở cho người thu nhập thấp".
Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng: "Nhà nước đầu tư xây dựng quỹ nhà này dành để cho thuê. Trong quá trình sử dụng, quỹ nhà này không bị mất đi mà vẫn là tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước, đồng thời vẫn đảm bảo khả năng thu hồi vốn để tái đầu tư thông qua việc thu tiền thuê nhà theo nguyên tắc bảo toàn vốn đầu tư, khác biệt hoàn toàn với cơ chế bao cấp trước đây. Sau quá trình khai thác, khi nền kinh tế phát triển, nếu người thuê không còn nhu cầu, quỹ nhà này sẽ được cải tạo, xây dựng lại hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng. Tại thời điểm đó, quỹ nhà đất này vẫn thuộc quyền sở hữu của Nhà nước và sẽ có giá trị kinh tế cao hơn nhiều so với thời điểm hiện nay".
Nhiều chuyên gia cho rằng, thị trường bất động sản thời gian qua luôn có sự mất cân đối rất lớn về cung - cầu. Nhiều nhà đầu tư chỉ chú trọng vào những căn hộ cao cấp với giá bán cao chót vót để có lợi nhuận cao hơn, trong khi thu nhập của đại bộ phận những người có nhu cầu về nhà ở vẫn còn thấp. Thị trường căn hộ trung bình và giá thấp vẫn là một tiềm năng lớn cho các nhà đầu tư.
Giải bài toán về nhà ở cho người thu nhập thấp, các bộ, ngành liên quan đều thống nhất cao về chủ trương "cần đầu tư xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp từ nguồn vốn Nhà nước để cho các đối tượng khó khăn về nhà ở được thuê, thuê mua". Theo Bộ Xây dựng, việc đầu tư xây dựng và quản lý, khai thác, vận hành quỹ nhà này đúng ra được giao cho UBND cấp tỉnh chỉ đạo. Tuy nhiên, vì hầu hết các địa phương không đủ khả năng bố trí nguồn vốn cũng như chưa thực sự quan tâm nên Bộ Xây dựng đang kiến nghị Thủ tướng cho phép được trực tiếp đảm nhận đầu tư xây dựng một số dự án thí điểm tại 2 thành phố trọng điểm là Hà Nội và TP HCM giai đoạn 2009 - 2010, tổng vốn đầu tư lên tới gần 2.500 tỷ đồng, trích từ gói đầu tư kích cầu 1 tỷ USD của Chính phủ.
Bên cạnh đó, để huy động vốn của các thành phần kinh tế khác, Bộ Xây dựng đề xuất miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với toàn bộ diện tích đất được giao (hoặc thuê) để thực hiện dự án. Ngoài ra, doanh nghiệp tham gia còn được ưu đãi về thuế và hỗ trợ tín dụng đầu tư và nhiều loại hỗ trợ khác theo quy định của pháp luật.
Theo Kinh Tế Đô Thị
- 0
- By Admin
- 17/12/2008
- 17