• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Giá thuê nhà công vụ: Thấp đến mức phản cảm

Giá thuê nhà công vụ thấp hơn nhà trọ: Thiếu thuyết phục

Luật Nhà ở sửa đổi vừa mới ban hành quy định: cán bộ sau 3 tháng rời vị trí công tác phải trả lại nhà công vụ, nếu không trả sẽ bị cưỡng chế thu hồi. Cách tính tính giá nhà nước cho thuê đối với nhà công vụ cũng được Luật này quy định, cụ thể, mức giá được áp dụng sẽ là 14.000 – 18.000 đ/m2/tháng. Mức giá này theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam là phù hợp so với mức lương 14 triệu đồng của Bộ trưởng, một người thuê căn hộ 150m2 (tiêu chuẩn với Bộ trưởng) thì cũng tốn 2 triệu đồng/tháng.

Trong khi đó, TS. Lê Hồng Sơn (Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp) cho rằng, nếu nói mức giá thuê nhà 2 triệu đồng phù hợp với mức lương của Bộ trưởng (14 triệu đồng) thì sẽ có nhiều người không đồng tình.

Theo ông Sơn: “Do vậy, cách tính giá thuê nhà công vụ đối với cấp bộ trưởng không thể vài triệu cho 150m2 mà phải khác bởi mức thu nhập thực tế của một bộ trưởng có thể cao hơn nhiều”.


Cơ chế nào cho việc thuê nhà ở công vụ? (Ảnh minh họa)

Ông Sơn cho rằng, cách tính toán giá thuê nhà của Bộ Xây dựng không thể hiện đúng bản chất, thực chất của giá thuê nhà. Theo ông, việc không thể tính giá thuê nhà công vụ cho quan chức thuộc diện được thuê như giá thuê ngoài xã hội là đúng, tuy nhiên, cách tính như vậy lại thiếu sức thuyết phục.

Ông phân tích: “Nếu thông tin giá thuê nhà công vụ là 2 triệu đồng, phù hợp với mức lương của Bộ trưởng thì sẽ không ai tin và được rất ít người đồng thuận. Mặt khác, nếu căn cứ vào những diện tích, cơ ngơi nhà công vụ mà quan chức được thuê với giá thực tế ngoài xã hội thì kể cả giá thuê nhà có cao hơn quy định hiện tại gấp chục lần thì dư luận vẫn cho rằng là rất khiêm tốn”.

Một trường hợp điển hình gần đây khiến dư luận ngỡ ngàng là thông tin ông Hoàng Văn Nghiên được thành phố cho thuê biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa trên thửa đất rộng 411m2 với giá chỉ gần 460 nghìn đồng/tháng. Ông Sơn ý kiến: “Đây là mức giá thấp đến phi lý, phản cảm, cho thấy sự bất hợp lý trong cơ chế, chính sách giá thuê nhà do chính Nhà nước đặt ra”.

Không có nhu cầu thực sự, không cho thuê

Theo TS. Lê Hồng Sơn, để tránh những bất cập trong công tác cho thuê nhà ở công vụ, không nên tạo ra chính sách bộ trưởng nào cũng được thuê nhà công vụ mà chỉ ưu tiên cho những người không có nhà ở thực sự do quá trình luân chuyển, điều động, ở xa gia đình.

Muốn thế, phải xác định rõ “ai” và “khi nào” thì cán bộ mới được ở nhà công vụ, cơ chế chính sách đối với người thuê nhà công vụ cũng phải được làm rõ. Phạm vi đối tượng được hưởng lợi từ nhà công vụ không nên quá rộng, quá tràn lan như hiện nay mà phải xuất phát từ nhu cầu thực sự của những người có chức vụ do điều kiện phân công, luân chuyển mà không có nhà ở tạm thời.  Mặt khác, cách tính giá thuê nhà cần được xem xét, đối chiếu với mức giá thị trường để sao cho phù hợp.

Trên thực tế, có nhiều người bày tỏ ý định sẽ trả lại nhà công vụ nhưng họ vẫn thắc mắc về quy định và thời gian, khi nào thì họ buộc phải trả nhà công vụ? Có những người lại không muốn trả, thậm chí chiếm dụng để thu lợi. Điều này đang đặt ra vấn đề cần có quy chế rõ ràng và chặt chẽ hơn nữa về nhà công vụ, mặt khác, cần quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm của người thuê đối với nhà công vụ...

Ông Cục trưởng nhấn mạnh: "Nhà công vụ cũng được xây dựng từ ngân sách nhà nước, từ tiền thuế của dân. Đó là tài sản nhà nước, phải có cơ chế minh bạch để không bị lạm dụng, lãng phí".

  • 0
  • By Admin
  • 16/12/2014
  • 17