• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Giá BĐS khó giảm vì… ngại ngân hàng(!)

Điều này dễ dàng nhận thấy khi mà ngay tại buổi lễ ra mắt căn hộ mẫu và mở bán của dự án Thanh Bình, đã có không ít những “người hàng xóm” đến tìm hiểu và nghe ngóng.

Về góc độ kinh tế, nếu không bán được hàng tồn kho, nhiều DN BĐS sẽ đối mặt với việc mất khả năng thanh toán khi tài sản ngắn hạn khác (ngoài hàng tồn kho) chỉ trang trải được chưa đầy 25% các khoản nợ đến hạn. Cứ một ngày trôi qua, mỗi dự án mất số tiền tương đương một căn hộ để trả lãi vay. Như vậy, chỉ cần một năm, lợi nhuận của dự án đã bị ăn mòn hết và buộc phải giảm giá sớm để bán thu hồi vốn, trả lãi, lời được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Thế nhưng, với những người mua nhà thì họ lại có câu hỏi tại sao chỉ có vài dự án chấp nhận giảm giá, trong khi đó có những dự án thấy bán mòn mỏi vẫn ế, nhưng lại không chịu giảm. Phải chăng các chủ đầu tư này họ không gặp khó khăn? Xin thưa là không; mà là vì có nhiều lý do khó nói.

Giá BĐS khó giảm vì… ngại ngân hàng(!) | ảnh 1

Chủ đầu tư một dự án căn hộ cao cấp ở gần ngay khu đô thị Phú Mỹ Hưng cho biết, trong một dự án BĐS thì vốn tự có của chủ đầu tư rất ít, chỉ 15-20% là cao, phần còn lại là do các NH cho vay, hoặc vay từ một số nguồn khác. Tài sản thế chấp ở đây chính là dự án, là những căn hộ hình thành trong tương lai, do đó trong giá bán căn hộ đã có tính tới phần chi phí lãi vay này. Khi thị trường khó khăn, chủ đầu tư muốn giảm giá để bán căn hộ kiếm tiền rất dễ bị nhà băng “tuýt còi”, vì dẫu gì tài sản cũng đã do họ cầm cố, nên là tài sản của họ. Mà theo tính toán, với mức giảm của chủ đầu tư, có bán hết tài sản cũng không đủ trả nợ vay nên họ không đồng ý.

“Và nếu tình trạng khó khăn cứ mãi kéo dài thì sẽ có lúc nhà băng lấy luôn dự án và cũng phải lao đao bán nhà như mình, chứ tiền đâu mà trả lãi” - vị chủ đầu tư này sầu não tâm sự.

Giám đốc một NHTM ở Tp.HCM cũng thừa nhận đây là tình trạng phổ biến trên thị trường, nên có rất nhiều trường hợp hiện đang mắc kẹt như vị chủ đầu tư nói trên. Khi làm dự án, nhiều DN “vẽ” rất hoành tráng, với giá bán khá cao, lợi nhuận lớn để nhà băng duyệt cho vay nhiều tiền. Nay DN muốn giảm giá, bán lỗ, không đảm bảo tài sản trả nợ thì NH không thể chấp nhận phương án này là đương nhiên. Nếu chủ đầu tư có tài sản khác thế chấp vào để lấy dự án ra thì muốn giảm thế nào thì tùy.

(Theo Lao Động)

  • 0
  • By Admin
  • 08/10/2012
  • 17