Giá BĐS hiện tại đã bằng mức giá "sốt" năm 2010
Ông Quyết cho biết, một số ít dự án tại Hà Nội đã có mức tăng từ 30-40% so với mặt bằng giá thời điểm 2015. Năm nay, lượng khách mua BĐS rất tốt và là khách hàng thật. Thời điểm này, giá BĐS bằng mức giá năm 2010 - thời điểm "sốt nóng" nhất.
Theo đánh giá của ông Quyết, hiện tượng đầu cơ cũng đang quay lại song chỉ ở đợt đầu, còn các đợt sau thì chủ yếu là người có nhu cầu thực, khách hàng mua để đầu tư dài hạn cũng rất nhiều.
Vị này cho hay, một số chủ đầu tư hiện cũng áp dụng chiến lược bán hàng kiểu đưa ra mức giá bán đợt 1 rất hợp lý nhưng sau đó đẩy lên cao trong những đợt sau. Chiến lược bán hàng tuỳ từng chủ đầu tư và dự án.
Đặc biệt, một số dự án mới mở bán mức giá cũng khá cao. Cái này tuỳ thuộc vào đơn vị tư vấn và chủ đầu tư song nên điều chỉnh với biên độ vừa phải. Bởi vì, những khách mua sản phẩm trước, tiến độ thi công cũng ở mức độ bình thường, họ phải trả tiền trước thì đương nhiên là được trả tiền thấp.
Các khách hàng mua sản phẩm sau trả tiền sau thì đắt hơn người mua trước là tất nhiên song không được vượt quá cao. Mức độ tăng giá như vậy sẽ an toàn. Giá đưa ra thị trường BĐS lần đầu thấp sẽ được thị trường đánh giá tốt, còn nếu đưa giá cao ngay từ đầu sẽ gây rủi ro cho chủ đầu tư dự án.
Tại Hà Nội, một số ít dự án đã có mức tăng từ 30-40% so với mặt bằng giá thời điểm 2015
- Vào thời điểm này năm 2014, khách hàng được lợi về giá và tiến độ thanh toán bởi họ chia nhỏ ra nhiều đợt, mức giá bán cũng thấp hơn hẳn. Tuy nhiên, năm nay xem ra lợi thế lại thuộc về chủ đầu tư?
Nhận định như vậy không đúng. Khi doanh nghiệp rà soát lại những dự án trên thị trường, lợi thế khách hàng lại rất nhiều. Đơn cử, tiến độ thanh toán đã có ngân hàng, tất cả các dự án BĐS đều được ngân hàng hỗ trợ và được cho vay với mức độ rất hấp dẫn.
Có thể nói khách hàng có lợi khi vay ngân hàng vì tiến độ vay rất dài, lên tới 20-25 năm. Khách hàng lại có nhiều lựa chọn, nhất là hiện nay nguồn cung BĐS rất nhiều.
- Tuy nhiên, như vậy lợi thế về giá không còn nữa?
Vấn đề này tuỳ theo chủ đầu tư và mong muốn của chủ đầu tư. Người mua vẫn có những lợi thế về giá bán nhưng thị trường hiện nay đang tốt lên nên giá cũng có mức tăng trưởng nhất định.
- Mức giá hiện tại đã về mức giá năm 2010, nghĩa là mức thời kỳ "sốt". Vì thế, nhiều người mua nhà đất để ở đã phải dừng lại, liệu thời gian tới thị trường có đi xuống không?
Thị trường đi xuống hay không thì tôi không dám khẳng định 100% song theo tôi, các chủ đầu tư cũng khá thận trọng, chủ đầu tư đẩy giá cao do điểm rơi và điểm an toàn của họ đã đạt. Điểm sau chính là điểm họ muốn làm tốt hơn, thu thêm lợi nhuận.
Đơn cử, những dự án khi mới bung hàng, mức giá được chủ đầu tư dự án đưa ra là 26 triệu đồng/m2, sau đó tăng dần lên đến 27, 28, 29, 30 triệu đồng/m2, song dự án này hiện đang được giao dịch trên thị trường từ 34-35 triệu đồng.
Sau khi đã bán xong 80% dự án, chủ đầu tư còn khoảng từ 100-200 căn nữa chưa ra hàng. Nhiều khách hàng đã bán đi bán lại, chủ đầu tư lúc này sẽ bán các căn còn lại theo giá trên thị trường và lúc này mới là thời điểm thu lợi nhuận.
Hay như Imperia tuy đưa ra mức giá bán khởi đầu khá cao nhưng vì thị trường chấp nhận mức giá này nên giao dịch hiện rất tốt, họ đã bán được 80% trong tổng số căn hộ. Như vậy khi các dự án đã bán được số lượng căn hộ ở mức an toàn rồi thì họ mới dám đẩy giá lên cao.
- Vậy bong bóng BĐS có xảy ra không với mức giá trở về thời điểm năm 2010 - thời điểm "sốt" của BĐS?
Vấn đề này phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường BĐS. Tôi cho rằng mức giá hiện tại vẫn đang ở ngưỡng an toàn. Bây giờ, nguồn cung nhiều nhưng lại được cạnh tranh nhau, giá bán sẽ phải nhìn nhau và có thể không tăng quá cao. Bên cạnh đó, cầu về nhà đất lớn, khách mua thực cũng nhiều.
- Thời gian sắp tới, rất nhiều dự án "khủng" sẽ ra hàng với những dự án lên đến hơn 100 triệu đồng/m2. Theo ông, mức giá này liệu có được thị trường BĐS chấp nhận?
Mức giá này chưa đưa ra thị trường nên chưa thể khẳng định được, cũng có nhiều dự án mới chỉ dò giá.
- 0
- By Admin
- 12/11/2015
- 17