• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Găm hàng, tăng giá: Bất động sản lại lo dư cung

Nhiều chủ đầu tư găm hàng, tăng giá

Báo cáo gần đây nhất của Hiệp hội BĐS Việt Nam (VNREA) cho rằng, trong quý I/2015, lượng giao dịch sản phẩm BĐS tại Hà Nội và cả Tp.HCM đã tăng gấp 3 lần so với cùng thời điểm năm 2014.

Cụ thể, quý I vừa qua, Hà Nội có khoảng 4.250 căn hộ giao dịch thành công, tăng gấp gần 3 lần so với cùng kỳ năm 2014. Đồng thời, hoạt động xây dựng sản xuất cũng như thị trường địa ốc đang trên đà phục hồi tốt trong những tháng đầu năm, giá nhà vẫn ở mức ổn định. Đối với những dự án có vị trí đẹp, tiến độ tốt hoặc đang hoàn thiện đã ghi nhận mức giá tăng nhẹ, từ 1 - 3%. Cá biệt, một số dự án tăng 5 - 10%.

Tình hình cũng diễn ra tương tự ở thị trường BĐS Tp.HCM. Cụ thể, quý I vừa qua, lượng căn hộ giao dịch thành công tại Tp.HCM đạt 3.950 căn, cao gấp 3 lần cùng kỳ năm 2014 và tập trung chủ yếu ở loại căn hộ diện tích nhỏ và trung bình (khoảng 70 - 90m2 ).

Tuy nhiên, khi những tín hiệu tích cực của thị trường mới chỉ lộ diện, khách hàng cũng mới bắt đầu có niềm tin trở lại thì nhiều chủ đầu tư dự án đã bắt tay với các sàn giao dịch, phân phối để nâng giá bán căn hộ.

BĐS Hà Nội
Tại thị trường căn hộ Hà Nội, không ít chủ đầu tư găm hàng, tăng giá bán, và coi đây là chiến lược kinh doanh trong bối cảnh thị trường hồi phục. Ảnh: ocbland

Đơn cử trường hợp của một dự án nằm trên địa bàn quận Cầu Giấy. Thời điểm giữa tháng 11/2014 khi vừa tung ra thị trường, giá giao dịch tại dự án này vào khoảng 24 – 26 triệu đồng/m2. Thế nhưng vào đợt mở bán tiếp theo hồi đầu năm 2015, giá mỗi m2 tại dự án này đã tăng thêm 2 - 3 triệu đồng, ở mức 28 - 29 triệu đồng/m2. Cũng trong dự án này, những căn ở vị trí đẹp còn được rao với giá 30 triệu đồng/m2.

Tương tự, một dự án khác ở quận Hoàng Mai, chủ dự án này còn chủ động thông báo rõ về lộ trình tăng giá. Cụ thể, từ mốc 20,5 triệu đồng/m2 (chưa VAT) vào tháng 10/2014; đợt 2 sẽ tăng 10% vào tháng 12/2014 và đợt 3 mở bán vào tháng 7/2015 tới sẽ tăng thêm 30% so với hiện nay.

Thị trường BĐS ấm lên đồng nghĩa với lợi nhuận sẽ hấp dẫn và dễ kiếm hơn. Vì thế, hàng loạt doanh nghiệp đã cấp tập hình thành để nhảy vào kiếm miếng ngon béo bở từ địa ốc. Chẳng thế mà số lượng đăng ký kinh doanh BĐS tăng đột biến so với cùng kỳ năm ngoái. Theo thông tin của Cục kế hoạch đầu tư, 4 tháng đầu năm 2015, cớ tời 28.235 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới!

Nguy cơ bội cung

Theo một báo cáo mới đây của Savills Việt Nam, tính đến cuối năm nay, Hà Nội có thể sẽ có thêm khoảng 14.000 căn hộ đến từ 22 dự án mở bán. Đó là chưa kể lượng căn hộ tồn đọng trong quý I vừa qua vẫn ở con số 7.600 căn hộ. Tức là đến cuối năm nay, riêng thị trường Hà Nội đã có trên 20.000 căn hộ chờ "giải tán" với tổng giá trị lên tới 70.000 tỷ đồng. Thị trường Tp.HCM cũng không khác bao nhiêu khi có tới hàng vạn căn hộ hiện đang được tung ra thị trường.

Tổng thư ký VNREA - ông Trần Ngọc Quang cho rằng, việc một số dự án tăng giá đột biến thời gian qua được cho là do một số sàn giao dịch hoặc môi giới cá nhân “làm giá”. Điều này cho thấy hoạt động chưa chuyên nghiệp của thị trường BĐS Việt Nam hiện nay.

Ông Quang cũng đưa ra dự báo, sang quý II và cả năm 2015, vẫn có nhiều kỳ vọng về sự sôi động của thị trường BĐS nhất là khi hàng loạt các dự án mớ tiếp tụci được khởi công, cùng với rất nhiều dự án đã gần hoàn thiện và sẽ chào bán trong nay mai.

Về hiện tượng một số chủ đầu tư và các sàn môi giới bắt tay nhau “làm giá”, một vị lãnh đạo sàn BĐS cho rằng, đúng là có hiện tượng này nhưng chỉ là thiểu số. Vị này còn nhận xét, chính việc tăng giá theo từng đợt mở bán của một số chủ dự án đã tạo ra mức giá chênh rõ rệt và giúp giới đầu cơ có cơ hội quay lại thị trường. Trong đó, chiêu thức phổ biên nhất của dân đầu cơ là thường ôm gọn các suất bán hàng trong đợt 1 rồi đợi chủ đầu tư bung tiếp các đợt sau với giá cao hơn, khi đó, dân đầu cơ mới tung sản phẩm đã mua với giá rẻ hơn mức giá mới của chủ dự án để kiếm lời. Đây cũng là một trong những nguyên nhân không chỉ gây thiệt hại cho chủ dự án và khách hàng mà còn làm méo mó thị trường.

Còn sự gia tăng đột biến số lượng doanh nghiệp BĐS mới thành lập thì các chuyên gia lại đánh giá đây là một tín hiệu tốt vì nó cho thấy sự hồi phục của thị trường cùng với sự quay trở lại của người mua và gia tăng các giao dịch mua bán.

Tuy vậy, các chuyên gia cũng cho rằng, việc các doanh nghiệp BĐS xuất hiện một cách ồ ạt chắc chắn sẽ tạo ra bối cảnh cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. So với những doanh nghiệp "già dặn" đi trước với ưu thế về mọi mặt thì những doanh nghiệp mới do còn khá non trẻ nên phải có chiến lược kinh doanh thật hiệu quả mới mong trụ lại và tiếp tục phát triển. Nếu không, những doanh nghiệp này rất dễ đi vào "vết xe đổ" như thời điểm năm 2010 khi hàng loạt doanh nghiệp chào đời để rồi chết chùm vào giai đoạn 2012 – 2013.

  • 0
  • By Admin
  • 07/05/2015
  • 17