• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Đứng chủ quyền nhà thừa kế

Năm 1994 cha tôi có làm di chúc cho tôi sở hữu căn nhà này để ở, thờ cúng ông bà tổ tiên sau khi cha tôi qua đời, theo đó các người con còn lại không được tranh chấp, di chúc có chứng thực của UBND phường.

Cha tôi mất năm 1998, và tôi có cho chị tôi ở phần nhà phụ phía sau. Năm 2004, khi tôi làm sổ hồng cho căn nhà, các anh chị em tôi đòi chia thừa kế của mẹ tôi mới ký cho làm giấy tờ.

Do nhà xuống cấp trầm trọng, cũng trong năm 2008, tôi xin phép xây nhà nhưng có đơn ngăn chặn của các anh chị em đòi chia thừa kế của cha mẹ. Hiện tôi không muốn bán căn nhà tổ, chỉ muốn xây dựng lại nhà để thờ cúng cha mẹ do nhà xuống cấp trầm trọng, nhưng không có đủ tiền chia cho các anh chị em.

Theo một luật sư, tôi có thể đi khai thừa kế trước rồi làm giấy tờ nhà vì thời hiệu mở thừa kế và khởi kiện đã hết. Tuy nhiên, khi tôi hỏi luật sư khác thì họ lại bảo không thể làm giấy tờ nhà vì có đơn ngăn chặn, dù đã hết thời gian khởi kiện.

Xin chuyên mục trả lời đúng, sai và hướng dẫn giúp để tôi có thể sớm làm giấy tờ và xây lại nhà. Cảm ơn.
 

(cachephoaphung@... )


- Trả lời:

1. Theo thư bạn trình này, căn nhà đang tranh chấp là tài sản do cha mẹ bạn cùng gây dựng . Do đó, căn nhà là khối di sản chung của cha mẹ bạn.

Nếu di chúc do cha bạn chết để lại không phải là di chúc chung của cha mẹ bạn, khi đó, di chúc chỉ có hiệu lực đối với phần di sản của cha bạn có được trong khối tài sản chung của vợ chồng. Theo đó, bạn chỉ có thể được thừa kế đối với phần di sản của cha bạn trong khối tài sản chung.

Đối với phần di sản của mẹ bạn, do mẹ bạn chết không để lại di chúc nên phần di sản của mẹ bạn có được trong khối di sản chung này sẽ được chia theo pháp luật. Bạn và anh chị em của bạn là đồng thừa kế đối với phần di sản của mẹ bạn.

Như vậy, bạn và anh chị em của bạn cùng được hưởng thừa kế đối với di sản là căn của cha mẹ bạn (dù tỷ lệ phần thừa kế được hưởng giữa bạn và anh chị em bạn là khác nhau). Bạn chỉ có thể làm thủ tục xin cấp chủ quyền đối với căn nhà cho riêng mình, nếu được những người thừa kế khác tặng cho hoặc bán lại phần giá trị nhà mà họ được hưởng.

2. Thời hiệu khởi kiện về thừa kế mà bạn đề cập, được đặt ra trong trường hợp người  thừa kế có tranh chấp và khởi kiện yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác hoặc để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại.

Tuy nhiên, trong trường hợp hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế, nếu các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Tòa án sẽ áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết.

Trong trường hợp không có tranh chấp về quyền thừa kế, việc đi khai nhận di sản thừa kế là thủ tục theo quy định để các thừa kế được Nhà nước ghi nhận quyền thừa kế đối với di sản của người chế để lại. Văn bản khai nhận di sản thừa kế là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sở hữu đối với căn nhà của cha mẹ bạn cho bạn và anh chị em của bạn. Thủ tục này được thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng.

Cũng lưu ý với bạn, nếu di chúc của cha bạn xác định để lại phần di sản của ông dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng.

Trân trọng,
 

LS ĐOÀN THỊ NGỌC LINH
Theo Tuổi trẻ
  • 235
  • By Admin
  • 10/05/2010
  • 17