• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Dự án kinh doanh BĐS phải phù hợp với quy hoạch đô thị

Thị trường BĐS là một trong những thị trường có vị trí và vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta, có quan hệ trực tiếp với các thị trường lớn như thị trường tài chính – tiền tệ, thị trường xây dựng, thị trường vật liệu xây dựng… Tuy nhiên, thời gian qua, thị trường BĐS nước ta chưa thực sự phát triển lành mạnh và đồng bộ. Nhiều nơi còn xảy ra tình trạng phát triển kinh doanh BĐS một cách tràn lan, không có kế hoạch, không phù hợp và thậm chí phá vỡ quy hoạch. Thị trường nhà ở phát triển thiếu ổn định, tự phát, thiếu sự kiểm soát, dẫn đến tình trạng chênh lệch lớn giữa cung – cầu của thị trường. Hoạt động đầu tư, xây dựng BĐS theo phong trào đang ngày càng trở nên phổ biến. Nhiều dự án xây dựng thi công chậm tiến độ, cầm chừng, có dự án còn lãng phí, để hoang hóa nhiều diện tích đất có giá trị; gây mất mỹ quan đô thị và lãng phí nguồn lực của xã hội.

Thực tế trên cho thấy, việc chú trọng, quan tâm đến khâu đầu tiên, quan trọng trong hoạt động kinh doanh BĐS, cung cấp hàng hóa BĐS cho thị trường – đầu tư tạo lập BĐS – là thực sự cần thiết. Tuy nhiên, Luật Kinh doanh BĐS hiện hành lại chưa có những quy định bảo đảm cho thị trường BĐS phát triển có kế hoạch và chưa có đủ các chế tài điều chỉnh để thị trường BĐS có thể phát triển một cách đồng bộ, lành mạnh. Dự thảo Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi) đã bổ sung nội dung về yêu cầu đối với dự án BĐS để kinh doanh. Cụ thể, khoản 1, Điều 13 của dự thảo Luật quy định: dự án đầu tư kinh doanh BĐS phải phù hợp với quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn mới và theo kế hoạch thực hiện từng loại dự án BĐS đã được phê duyệt.

Việc bổ sung quy định dự án đầu tư <a class= Việc bổ sung quy định dự án đầu tư <a class=
Việc bổ sung quy định dự án đầu tư kinh doanh bất động sản phải phù hợp với quy hoạch đô thị.

Nhiều chuyên gia cho rằng, việc bổ sung quy định dự án BĐS phải phù hợp với quy hoạch (đô thị, xây dựng nông thôn mới) và theo kế hoạch được phê duyệt là những ràng buộc hợp lý. Bởi, điều này sẽ giúp tăng cường vai trò kiểm soát, điều tiết của Nhà nước; tiết kiệm và phát huy tiềm lực của đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện và thống nhất quản lý, tăng giá trị đất đai góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách.

Bổ sung quy định như dự thảo Luật sẽ góp phần tăng cường ý thức tuân thủ pháp luật, quy định về quy hoạch, đầu tư xây dựng, đất đai, nhà ở của các doanh nghiệp, chủ đầu tư trong triển khai các dự án BĐS. Góp phần khắc phục tình trạng dự án chậm triển khai, sang nhượng lòng vòng, thậm chí bỏ hoang không triển khai; tình trạng xây dựng tràn lan, dở dang, hoang hóa đất đai, gây lãng phí và làm nhếch nhác bộ mặt đô thị chung trên cả nước. Đồng thời, cung cấp các loại hình sản phẩm BĐS, nhà ở thực sự phù hợp với nhu cầu của thị trường; từng bước đáp ứng nhu cầu của xã hội, của đại bộ phận người dân, nhất là những người có thu nhập thấp, góp phần ổn định nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội thời gian tới.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đề nghị, dự thảo Luật cần quy định chi tiết, cụ thể hơn về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, phát triển nhà ở, phát triển công trình xây dựng để phù hợp, thống nhất với các luật chuyên ngành điều chỉnh như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị và để bảo đảm cho BĐS phát triển phù hợp với quan hệ cung cầu của thị trường.

  • 193
  • By Admin
  • 21/05/2014
  • 17