• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Dự án cao tốc Trung Lương- Mỹ Thuận: Loay hoay tìm vốn

Do vậy, Bộ Giao thông Vận tải đã đề nghị Chính phủ cho phép sử dụng vốn điều lệ của Tổng công ty đầu tư phát triển và quản lý hạ tầng Cửu Long (Cửu Long CIPM) để xây dựng đường cao tốc này.

Dự án cao tốc Trung Lương- Mỹ Thuận: Loay hoay tìm vốn | ảnh 1
Đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận sẽ nối với điểm cuối của đường cao tốc Tp.HCM - Trung Lương. Trong ảnh là đường cao tốc Tp.HCM - Trung Lương đã được đưa vào sử dụng từ năm 2010 - Ảnh: Anh Quân

Để sớm xây dựng dự án đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, vào tuần qua, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh đã giao Bộ GTVT chỉ đạo Cửu Long CIPM lập phương án sử dụng vốn điều lệ (trong đó bao gồm cả nguồn thu phí cầu Cần Thơ) để Bộ Tài chính thẩm định.

Ông Dương Tuấn Minh, Tổng giám đốc Cửu Long CIPM - chủ đầu tư dự án, nói với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online rằng nguồn vốn đối ứng của Cửu Long CIPM huy động từ thu phí đường cao tốc Tp.HCM - Trung Lương, cầu Cần Thơ và cầu Mỹ Thuận từ năm 2012-2015 cũng chỉ được khoảng 2.295 tỉ đồng.

Để sớm khởi công dự án vào năm 2013, Cửu Long CIPM đề xuất huy động vốn vay ưu đãi của Quỹ Hợp tác phát triển kinh tế Hàn Quốc (EDCF) khoảng 10 triệu đô la Mỹ; Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc (KDB) 950 triệu đô la và vốn điều lệ của Cửu Long CIPM khoảng 186 triệu đô la.

Hiện nay, Bộ GTVT đang kêu gọi vốn đầu tư từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc (KDB).

Theo ông Minh, trong số 3 nguồn vay trên thì nguồn vốn vay thương mại từ KDB có tính khả thi cao hơn 2 nguồn vốn còn lại vì mới đây ngân hàng này đã có thư chào khoản vay lên đến khảng 400 triệu đô la Mỹ cho dự án. Nhưng để vay được nguồn vốn từ KDB cần có sự bảo lãnh của Chính phủ, cộng với điều kiện nhà thầu Hàn Quốc thi công theo hợp đồng EPC, thời gian vay là 13 năm. Hai nguồn vốn còn lại từ ADB và JICA nếu thuận lợi thì nhanh nhất đến năm 2014 mới được cung cấp vốn.

Trước đây, dự án đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận được giao cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam làm chủ đầu tư nhưng sau 2 năm không huy động được vốn nên đơn vị này xin trả lại dự án. Sau đó, dự án được giao lại cho Cửu Long CIPM. Dự án đường cao tốc này có chiều dài khoảng 54 km và tổng mức đầu tư của dự án hơn 22.000 tỉ đồng (đã tính yếu tố trượt giá đến tháng 4/2011)

(Theo TBKTSG)

  • 0
  • By Admin
  • 06/08/2012
  • 17