• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Dự án BĐS chậm tiến độ không bị thu hồi nhờ chiêu...xin gia hạn

Đáng lưu ý, trong số các dự án trên, có không ít dự án sử dụng đất sai mục đích nhưng vẫn được gia hạn như: dự án xây dựng Trường Mầm non trong KĐT Đồng Tầu; dự án xây văn phòng và trung tâm dạy nghề tại số 268 Trung Kính.

Một số dự án dự án từng bị chính quyền địa phương đề nghị thu hồi nhiều lần, thậm chí UBND TP đã có chỉ đạo thu hồi nhưng đến nay vẫn chưa được xử lý dứt điểm như: dự án xây dựng Bệnh viện Chữ thập đỏ; Dự án xây dựng văn phòng của Công ty Vạn Xuân; dự án Tổ hợp thương mại và nhà ở của Công ty CP Kim khí Hà Nội…Không những thế, Đoàn giám sát còn phát hiện Công ty CP Tu tạo và Phát triển nhà Hà Nội có tới 3 dự án vi phạm Luật dự áni, Công ty CP Bắc Hà có 2 dự án chậm triển khai.

Trong tháng 8 vừa qua, một loạt doanh nghiệp có dự án chậm tiến độ hoặc "ôm" dự án nhưng không chịu triển khai cũng bị Sở Xây dựng Hà Nội chính thức lên tiếng cảnh báo về việc đề nghị UBND TP có biện pháp thu hồi.

Trong số những doanh nghiệp nêu trên, không ít dự án từng bị Sở Xây dựng chỉ tên, cảnh báo thu hồi nhưng đến nay vẫn không hề suy chuyển. Điển hình nhất là hai dự án có vị trí đắc địa tại số 198B Tây Sơn và 131 Thái Hà, quận Đống Đa. Được biết, dự án “Trung tâm thương mại, siêu thị văn phòng giao dịch và văn phòng cho thuê” tại số 198B Tây Sơn đến nay đã trải qua 5 năm triển khai nhưng mới chỉ xây xong phần thô và hiện đang tạm ngừng.

Tại Hà Nội, nhiều dự án BĐS chỉ nằm quây tôn chứ không được triển khai hoặc chậm tiền độ từ 2 năm rở lên

Còn dự án “Khu dịch vụ, văn phòng nhà ở kinh doanh” tại số 131 Thái Hà là của Công ty TNHH tổng hợp Huy Hùng. Theo giấy phép xây dựng cấp vào năm 2005 của Sở xây dựng Hà Nội, dự án có quy mô 1 tầng hầm và 11 tầng nổi. Nhưng sau khi triển khai thi công được 2 năm, công trình dự án này bị bỏ hoang, công trường là bãi sắt thép hoen rỉ suốt từ năm 2010 đến nay.

Mặc dù đã nằm "đắp chiếu" từ lâu nhưng rất khó hiểu khi ngày 27/5/2015, chủ đầu tư lại được Sở quy hoạch kiến trúc Hà Nội cấp giấy phép quy hoạch, nâng quy mô dự án lên thành 16 tầng sử dụng chính, 1 tầng kỹ thuật và 2 tầng hầm.

Theo ông Hà Anh Tuấn, Trưởng phòng quản lý đô thị quận Đống Đa, hai dự án thi công dở dang nêu trên (131 Thái Hà và 198B Tây Sơn) gây ảnh hưởng rất lớn đến mỹ quan đô thị, quận cũng đã nhiều lần yêu cầu chủ đầu tư phải triển khai dự án nhưng đến nay vẫn chưa thấy có chuyển biến gì.

Thực tế, việc nêu đích danh các dự án chậm tiến độ không khó, thậm chí tất cả những vướng mắc, tồn tại của các dự án đều được các cơ quan quản lý của TP nắm rất rõ. Nhưng có lẽ việc thu hồi những dự án này như đề xuất của Sở Xây dựng không hề dễ. Luật sư Nguyễn Quang Thu, đoàn luật sư TP Hà Nội phân tích: “Luật đất đai năm 2003 có quy định rõ, việc xử lý đối với trường hợp đất dự án được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được đưa vào sử dụng trong vòng 12 tháng liền, hoặc tiến độ sử dụng dự án chậm hơn 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án thì Nhà nước sẽ thực hiện thu hồi đất. Người có đất bị thu hồi do vi phạm sẽ không được nhận lại tiền sử dụng đất, tiền thuê đất dự án đã nộp và thanh toán giá trị dự án đầu tư vào đất còn lại, tài sản gắn liền với đất...

Tuy nhiên, nếu chiếu theo Luật dự án năm 2013 thì các dự án chậm tiến độ sẽ được xin gia hạn thêm 24 tháng. Nếu trong 24 tháng xin gia hạn mà, doanh nghiệp vẫn không triển khai dự án, cũng không tự thanh lý được tài sản thì Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi dự án, doanh nghiệp không được nhận bồi thường thiệt hại hay bồi thường tài sản gắn liền với đất”. 

Luật sư Thu cũng cho rằng, dựa vào luật trên, không ít chủ đầu tư đã tìm cách tránh bị thu hồi dự án, trong đó cách phổ biến nhất là tiếp tục xin gia hạn triển khai dự án. Ngoài ra, trong thời gian xin gia hạn, chủ đầu tư vẫn có thể xin điều chỉnh lại quy hoạch dự án, sau đó viện cớ lý do này để tiếp tục xin gia hạn thêm thời gian triển khai. 

Qua quá trình làm việc tại các địa phương, Ban kinh tế - Ngân sách HĐND TP Hà Nội cũng phản ánh, có nhiều bất cập trong công tác thu hồi các dự án chậm tiến độ, chậm triển khai. Cụ thể, các quận hiện đang rơi vào một thực trạng chung là không có đủ hồ sơ quản lý của các đơn vị do việc giao dự án thuộc thẩm quyền của UBND thành phố. Đến khi tiến hành giao nhận mốc giới, hồ sơ dự án cũng không gửi về UBND quận để quản lý, theo dõi; hoặc có những đơn vị chuyển đổi cho đơn vị khác nhưng cũng không chuyển hồ sơ về UBND quận...

Vào năm 2014, UBND quận Tây Hồ cũng từng đề xuất UBND thành phố tiến hành thanh tra 17 dự án, sau đó Sở Tài nguyên và môi trường đã tổ chức thanh tra tổng số 9 đơn vị, nhưng cho đến nay, phía UBND quận vẫn chưa nhận được kết luận thanh tra. 

Tại quận Cầu Giấy, hiện có gần 100ha diện tích đất thuộc các dự án đang đầu tư dang dở, bỏ hoang hóa, chỉ quây tôn để đấy, hoặc sử dụng sai mục đích, chậm GPMB đến nay vẫn chưa bị xử lý dứt điểm. Thậm chí, có không ít công trình quây tôn rồi nằm án binh bất động suốt một thời gian dài.

Sở Xây dựng Hà Nội cũng cho biết, từ đợt kiểm tra, rà soát 573 dự án khu đô thị mới, Sở phát hiện tổng cộng 17 dự án chậm tiến độ hơn 2 năm, trong đó nhiều dự án bị trùng lặp và hàng chục dự án khác chưa phù hợp với quy hoạch. Ngoài ra còn có 30 dự án đã có quyết định giao đất, cho thuê đất nhưng chưa đưa đất vào sử dụng trong 12 tháng liền kể từ ngày bàn giao đất trên thực địa. Đơn cử, dự án Xây dựng khu nhà ở để bán tại xã Mai Lâm (Đông Anh) hay dự án xây dựng tổ hợp dịch vụ thương mại, văn phòng cho thuê và nhà ở tại số 139 Đại La.

Trước thực trạng trên, ông Nguyễn Văn Nam-Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND thành phố Hà Nội từng đưa ra quan điểm, các ngành, địa phương cần phải xem xét, phân loại nhóm dự án, tham mưu cho thành phố nhằm xử lý dứt điểm các chủ đầu tư dự án không có khả năng tài chính, quyết liệt thu hồi những dự án cố tình vi phạm.    

  • 0
  • By Admin
  • 09/09/2015
  • 17