• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Đời sống người dân “tụt hậu” vì dự án "treo"

Ngày 12/11/2007 UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành quyết định số 3946/QĐ - UBND về việc thu hồi đất để bồi thường, giải phóng mặt bằng vào giao cho UBND huyện Trảng Bom tổ chức thực hiện, quy định thời gian hoàn thành không quá 12 tháng kể từ ngày ký quyết định trên (tức ngày 12/11/2008).

Dự án đầu tư dự án xây dựng khu công nghiệp Hố Nai (giai đoạn 2) được phê duyệt từ năm 2008 thế nhưng cho tới nay (8/2014), người dân xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai đang sống trong sự cô lập với sự phát triển bên ngoài. Hệ thống điện, đường, trường, trạm không được phát triển và quan tâm. Người dân trong diện bị thu hồi đất vẫn chưa nhận được đền bù và mọi sinh hoạt cuộc sống hàng ngày bị hạn chế. Người dân khu đất quy hoạch đó đang phải sống ngược với xu thế phát triển của toàn tỉnh. 

Quyết định thu hồi đất có nghĩ tới quyền lợi của dân?

Ngày 12/11/2007 UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành quyết định số 3946/QĐ - UBND về việc thu hồi đất để bồi thường, giải phóng mặt bằng vào giao cho UBND huyện Trảng Bom tổ chức thực hiện, quy định thời gian hoàn thành không quá 12 tháng kể từ ngày ký quyết định trên (tức ngày 12/11/2008). 

dự án treo
Các thành phố Biên Hòa không xa, nhưng vùng đất này đang biến hành
vùng sâu vùng xa của tỉnh Đồng Nai

Ngày 5/8/2008, UBND huyện Trảng Bom đã ra quyết định số 1848/QĐ - UBND về việc thu hồi đất trong vùng quy hoạch và giao cho Hội đồng bồi thường, tái định cư của huyện thực hiện bồi thường và giải phóng mặt bằng triển khai dự án mở rộng Khu công nghiệp Hố Nai (giai đoạn 2), tại xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom.

Tuy nhiên, sau hơn 1 năm, UBND huyện Trảng Bom không thực hiện được quyết định trên của UBNND tỉnh Đồng Nai. Ngày 19/5/2009, UBND tỉnh Đồng Nai lại tiếp tục ra quyết định mới về việc gia hạn quyết định thu hồi đất dự án trên. 

Tiếp đó, đến 9/2009, Hội đồng bồi thường và tái định cư huyện Trảng Bom cho cán bộ xuống khu đất để đo đạc và lên kế hoạch bồi thường, giải phóng mặt bằng. 

Tuy nhiên, kể từ đó cho tới nay (8/2014) mọi chuyện vẫn không có gì thay đổi. Nhiều lần người dân đã viết đơn kiến nghị đến UBND huyện Trảng Bom mong được giải quyết nhưng vẫn không nhận được câu trả lời thỏa đáng. Người dân hàng ngày vẫn mong mỏi các cấp thực hiện việc bồi thường, giải phóng để họ ổn định cuộc sống. 

Hơn 6 năm phải chịu khổ 

Từ ngày nhận quyết định thu hồi đất năm 2008, người dân nơi đây luôn phải sống trong cảnh lo lắng. Các công trình phúc lợi đều bị hạn chế phát triển. Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. “Hơn 6 năm nay, chúng tôi luôn phải sống trong cảnh thấp thỏm, lo âu, cuộc sống tạm bợ. Có đất nhưng có nơi phải bỏ hoang, không giám nghĩ tới chuyện đầu tư trồng trăn nuôi để phát triển kinh tế lâu dài…” - ông Đỗ Văn Chuẩn, tổ trưởng tổ 80 khu Cây Đa, ấp Thanh Hóa, xã Hố Nai 3 chia sẻ. 

Ông Chuẩn còn chia sẻ thêm: “Một số hộ có điều kiện xây dựng nhà tạm để ở nhưng không giám xây, một số nhà đã lỡ xây dựng trước đó nhưng không ở được phải bỏ hoang để đi nơi khác vì cuộc sống không đảm bảo".

Đặc biệt hơn hệ thống đường xá không được quy hoạch theo đúng nghĩa đường nông thôn. Hệ thống điện lưới không được nhà nước quan tâm đầu tư. “Chúng tôi phải mắc nhờ điện ở nhà xưởng với giá từ  8 – 10 nghìn đồng/ KW. Đường dây diện được chống bằng những cột tre tạm bợ…” – ông Chuẩn cho biết. 

khu dân cư bị giải tỏa
Đường xá trong làng bị hư hỏng hoàn toàn...

Quyền sử dụng giá trị đất của người dân nơi đây không có. “Sổ đỏ nhà đất của chúng tôi đi vay ngân hàng không được chấp nhận và được trả lời là đất dự án đang được thu hồi”-  ông Cao Văn Phú, tổ phó tổ 80 khu Cây Đa, ấp Thanh Hóa, xã Hố Nai 3 chia sẻ. 

Mọi công trình kiến thiết, phát sinh trên khu đất thu hồi này đều không được chấp nhận. 

nhà đất bỏ hoang
Những ngôi nhà bỏ hoang xuất hiện càng ngày càng nhiều

Trước thực trạng cuộc sống hàng trăm hộ dân nơi đây không nhận được sự quan tâm của các cơ quan chức năng. Rất nhiều lần nhân dân trong vùng quy hoạch này đã làm đơn kêu cứu gửi các cấp chính quyền, cơ quan chức năng để mong được giải quyết nhưng tới nay vẫn chưa được trả lời thỏa đáng. 

  • 112
  • By Admin
  • 13/08/2014
  • 17