Doanh nghiệp bất động sản nên làm gì khi Ngân hàng thắt chặt tín dụng?
Các nhà đầu tư cà phải biết chia sẻ lợi nhuận bằng nhiều những hình thức liên doanh,
liên kết với các doanh nghiệp có thế mạnh tài chính khác
Nhận định về những khó khăn trước mắt đối với doanh nghiệp địa ốc trong năm 2016, chuyên gia kinh tế cho rằng dù NHNN không siết tín dụng thì nhiều khả năng các NHTM cũng khó còn vốn cho vay mạnh như năm 2015. Từ đó, thị trường bất động sản cũng sẽ tự hạ nhiệt trong năm 2016.
Vào sáng ngày 16/2, ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc bộ phận Đầu tư thuộc công ty TNHH Savills Việt Nam, nhận định về thị trường bất động sản cho rằng, thị trường trong năm nay luôn có do nhu cầu nhà ở cao, tuy nhiên đi kèm với đó là vô vàn thách thức, đáng kể nhất là từ các ngân hàng nếu họ "siết van" tín dụng vào bất động sản. Cụ thể, có 3 khả năng có thể xảy ra với động thái này. Đó là mục tiêu tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng được thay đổi so với những năm trước; lãi suất cho vay có khả năng tăng; và cuối cùng là thời hạn cho vay đầu tư cũng như mua nhà sẽ thu hẹp lại.
Đồng ý kiến trên, một chuyên gia kinh tế khác nhấn mạnh, khi cung tiền từ phía ngân hàng vào thị trường bất động sản quá lớn, mọi người lao vào vay mua nhà để đầu cơ. Nhưng, thời điểm này khác với giai đoạn khủng hoảng bởi ngân hàng không muốn lao vào “vết xe đổ” trước đây chứ không phải vì cung tiền trong năm nay cạn kiệt, do đó, họ thận trọng hơn cho các đối tượng vay tiền đầu tư trong thời gian tới. Việc này sẽ tạo ra một thị trường đông người bán hơn người mua.
Khi được hỏi, doanh nghiệp địa ốc sẽ phải làm thế nào để thoát ra khỏi sự phụ thuộc quá lớn vào vốn vay ngân hàng, ông Khương chia sẻ, trong thời gian tới, các ngân hàng sẽ “dựng” nên những hàng rào nhằm bảo đảm nguồn tín dụng đồng thời bảo vệ người mua nhà. Trong bối cảnh hiện nay, nếu doanh nghiệp không cân đối được đòn bẫy tài chính đủ tốt thì sẽ gặp khó khăn. Giải pháp tốt nhất được đưa ra là các nhà đầu tư cà phải biết chia sẻ lợi nhuận bằng nhiều những hình thức liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp có thế mạnh tài chính khác.
Ông Khương nhấn mạnh thêm: Theo tôi, để chia sẻ rủi ro khi các NHTM siết chặt dòng tín dụng, giúp doanh nghiệp địa ốc muốn đẩy dòng tiền lưu thông tốt trên thị trường thì chỉ còn cách bắt tay với các đối tác khác. Không như chúng ta, trên thế giới, chiến lượt vượt qua khó khăn tài chính là các doanh nghiệp cùng liên doanh – liên kết, chia sẻ quyền lợi, hệ thống phân phối chứ không theo kiểu “một mình một chợ”.
Cũng theo vị giám đốc này, nhiều năm trở lại đây nhà đầu tư nước ngoài đã tham gia ngày một nhiều vào thị trường bất động sản Việt Nam. Mặc dù vậy, mức độ tham gia này chỉ ở cấp độ công ty, nghĩa là họ tham gia mua cổ phần của các công ty đã hay chuẩn bị niêm yết trên sàn chứng khoán bởi tính thanh khoản rất cao và hết sức minh bạch. Còn tại cấp độ dự án, họ cũng tham gia nhưng với mức độ thận trọng hơn vì còn liên quan nhiều đến vấn đề thủ tục pháp lý như M&A, chuyển nhượng, đền bù giải phóng mặt bằng...
- 521
- By Admin
- 17/02/2016
- 17