• 0933331087
  • nhadatgialai.company@gmail.com

Doanh nghiệp BĐS "chạy đua" lãi suất với ngân hàng

DN phát hành trái phiếu với lãi suất cao hơn lãi suất huy động của ngân hàng 3%-7%.

Cụ thể, Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (SCR) vừa công bố phát hành thành công 99 trái phiếu riêng lẻ có giá trị 99 tỉ đồng. Trái phiếu được phát hành với kỳ hạn 18 tháng. Lãi suất trái phiếu thả nổi và có điều chỉnh hằng tháng. Lãi suất tháng đầu tiên là 17%/năm, lãi suất tháng tiếp theo được áp dụng như lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng của Sacombank lãi cuối kỳ +2,5%. Trước đó, Công ty CP Đầu tư và Kinh doanh nhà Khang Điền phát hành 50 tỉ đồng trái phiếu không chuyển đổi với lãi suất cố định 21,5%/năm. Như vậy so với lãi suất huy động của ngân hàng thì lãi suất trái phiếu DN đã cao hơn từ 3% đến 7%.

Không chỉ dùng trái phiếu mà bán căn hộ DN BĐS cũng áp dụng lãi suất cạnh tranh với ngân hàng.

Doanh  nghiệp BĐS "chạy đua" lãi suất với ngân hàng | ảnh 1
Ảnh: M.THẢO

Mới đây, Công ty CP Vạn Phát Hưng triển khai chương trình cam kết lợi nhuận 15% cho khách hàng mua căn hộ thuộc khu phức hợp La Casa, phường Phú Thuận, quận 7 (ảnh).

Cụ thể, khi khách hàng mua căn hộ La Casa trong thời gian 24 tháng và thanh toán 60% tổng giá trị căn hộ, nếu khách hàng thay đổi quyết định không có nhu cầu mua nữa thì chủ đầu tư sẽ hoàn trả lại toàn bộ số tiền đã thanh toán, kèm theo khoản lợi nhuận đã cam kết 15%. Bên cạnh đó, chủ đầu tư còn linh hoạt trong phương thức thanh toán khi mua căn hộ La Casa được chia thành 15 đợt trong thời gian 40 tháng. Hỗ trợ khách hàng nhận nhà khi đã thanh toán 65%. Như vậy, sau hơn hai năm, khách hàng sẽ trở thành chủ nhân của một căn hộ hoàn hảo bên sông trong một khu phức hợp đa tiện ích lớn nhất. Còn nếu không thì vẫn bảo toàn được số tiền góp vốn mua nhà cộng thêm lãi suất như ngân hàng huy động.

Sở dĩ có tình trạng DN BĐS bán sản phẩm và phát hành trái phiếu cạnh tranh lãi suất ngân hàng mục đích là để kích cầu người mua vì hiện cầu thị trường BĐS xuống thấp và tín dụng phi sản xuất (BĐS, chứng khoán, tiêu dùng) bị siết.

Bên cạnh đó, so với lãi suất đi vay ở lĩnh vực phi sản xuất trên 20%/năm thì DN trả lãi cho khách hàng cao hơn lãi ngân hàng vẫn tốt hơn. Với hình thức bán hàng, huy động vốn cam kết lãi suất như vậy, DN dễ dàng có vốn và chủ động hơn trong việc đầu tư, tiêu thụ sản phẩm.

(Theo PLTPHCM)

  • 0
  • By Admin
  • 17/10/2011
  • 17