Doanh nghiệp BĐS "bắt tay" với đại gia ngoại để phát triển dự án
Liên kết với "đại gia" BĐS nước ngoài
Mới đây (ngày 26/7), ông Nguyễn Bá Sáng, Chủ tịch HĐQT Công ty An Gia Investment đã "bắt tay" với tỷ phú Toshihiko Muneyoshi, Chủ tịch Quỹ đầu tư Creed Group (Nhật). Theo đó, Creed Group sẽ rót 200 triệu USD cho vay mua dự án, mua lại cổ phần và đầu tư vào những dự án nhà ở của Công ty An Gia Investment, nâng tổng lượng vốn đầu tư vào Tp.HCM lên tới300 triệu USD.
Cùng ngày, đại diện Công ty Khang Điền cho hay, doanh nghiệp đã làm việc với quỹ đầu tư Dragon Capital và VinaCapital. Các quy này cam kết sẽ tiếp tục “bơm” vốn vào Công ty Khang Điền. Trước đó, Dragon Capital và VinaCapital đầu tư hơn 20 triệu USD và 26 triệu USD vào công ty này. Bên cạnh đó, các quỹ Vietnam Holding, SAM, Mutual Fund Elite... cũng tham gia vào Khanh Điền. Hiện nay, công ty này là một trong các doanh nghiệp BĐS đã kín room sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (49%), tương đương với hơn 1.350 tỷ đồng.
Doanh nghiệp BĐS nội địa sẽ có thêm nguồn lực để triển khai dự án chất lượng. Ảnh: Đình Sơn |
Vừa qua, Quỹ đầu tư Warburg Pincus (Mỹ) cũng đã tiến hành đầu tư tiếp 100 triệu USD vào Công ty Vincom Retail (nằm trongTập đoàn VinGroup). Như vậy, quỹ này đến nay đã đầu tư vào Vincom Retail tổng cộng là 300 triệu USD. Vincom Retail hiện phát triển chuỗi trung tâm thương mại lớn nhất Việt Nam mang thương hiệu Vincom với 20 trung tâm thương mại đã đi vào hoạt động hoặc đang thực hiện và dự kiến còn phát triển thêm nhiều nữa. Hồi đầu tháng 7, Quỹ đầu tư GEM (Mỹ) cũng đã công bố sẽ đầu tư 20 triệu USD vào Công ty Hoàng Quân nhằm tập trung đầu tư và phát triển những dự án nhà ở xã hội.
BĐS thu hút vốn ngoại
Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, trong 6 tháng đầu năm nay, tổng vốn FDI đăng ký tăng thêm và cấp mới là 5,49 tỷ USD. Trong số đó, lĩnh vực BĐS đứng thứ 2 về thu hút lượng vốn FDI chỉ sau ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
Người nước ngoài chân qua biên giới là mua được nhàCục trưởng Cục Quản lý Nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) Nguyễn Mạnh Hà cho biết, Luật Nhà ở cho phép cá nhân, tổ chức nước ngoài chỉ cần nhập cảnh vào Việt Nam là được mua và sở hữu nhà tại Việt Nam. Tổ chức cũng được quyền mua nếu như được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Điều này sẽ thu hút vốn nước ngoài, kích thích đầu tư vào Việt Nam, là hình thức xuất khẩu BĐS tại chỗ. Nhu cầu về nhà ở trong những năm tới rất cao khi tỷ lệ đô thị hóa tới gần 50%. Chỉ riêng nhu cầu mỗi năm về nhà ở đô thị cần 35 triệu m2. |
Ông Toshihiko Muneyoshi đã lý giải về việc thị trường BĐS “hút” mạnh mẽ dòng vốn ngoại. Theo ông, nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu rộng. Xét ở tầm tầm vĩ mô, Chính phủ đang đàm phán sắp xong Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Khi Hiệp định này được ký kết sẽ mở ra cơ hội rất lớn để kinh tế Việt Nam thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài lớn. Thêm nữa, dân số Việt Nam lớn và trẻ so với các quốc gia cùng khu vực nhưng số lượng nhà ở vẫn còn hạn chế. Do đó, thị trường sẽ tăng trưởng mạnh trong thời gian tới. Ngoài ra, nhiều chính sách pháp luật về lĩnh vực đất đai thông thoáng mở rộng cửa cho người nước ngoài mua nhà ở đã tạo ra sức hấp dẫn cho thị trường, cùng với chi phí lãi vay thấp, tín dụng linh hoạt đang tạo cơ hội rất tốt cho doanh nghiệp BĐS phát triển và người dân mua nhà.
Sau một thời gian dài “ngủ đông”, thị trường hiện nay đang bước vào chu kỳ bùng nổ nên trong thời gian sắp tới, chắc chắn giá cả và giao dịch nhà ở sẽ còn tăng thêm nữa. Ông Toshihiko Muneyoshi cam kết, nếu thị trường BĐS, quỹ này có thể đầu tư vào thị trường nói chung và An Gia nói riêng cả tỷ USD. Ông đã quan sát ở nhiều nước như Hà Quốc, Nhật, Trung Quốc... khi thị trường đang bùng nổ như ở Viện Nam hiện nay các công ty BĐS có thể tăng trưởng trong một khoảng thời gian ngắn. Quỹ đặt lợi nhuận ở thị trường Việt Nam là 20%.
Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM Lê Hoàng Châu cho biết, trước làn sóng đầu tư mạnh mẽ của nguồn vốn ngoại vào BĐS Việt Nam, những doanh nghiệp trong nước như Phú Mỹ Hưng, Novaland, Vingroup... dành hẳn những chương trình bán nhà cho người nước ngoài và Việt kiều. Kết quả là cả giá cả và giao dịch đều tăng trong thời gian vừa qua.
Theo Tổng giám đốc CBRE Việt Nam Marc Townsend, luật mở rộng cửa cho người nước ngoài, Việt kiều thoải mái mua nhà tại Việt Nam đã thúc đẩy thị trường này tăng trưởng mạnh mẽ với hơn 10.000 căn đã tiến hành giao dịch thành công từ đầu năm tới nay. Nếu trước đây (giai đoạn 2012-2013), người mua nhà chủ yếu lựa chọn căn hộ ở phân khúc bình dân thì giờ đã dịch chuyển sang cao cấp khi có khoảng 5.800 căn hộ chung cư cao cấp được tiêu thụ. Quý II được ghi nhận là quý có số lượng căn hộ cao cấp mở bán theo quý đứng thứ hai trong lịch sử thị trường BĐS.
- 0
- By Admin
- 27/07/2015
- 17